Monday, September 3, 2018

"Tác hại của sóng vi ba hay vi sóng"

Nguồn: FB Dung Nguyen Tan.
2018/09/03.

Ý tưởng đưa sóng vi ba vào môi trường chân không để làm tăng khả năng truyền nhiệt trong công nghệ sấy chân không và sấy thăng hoa bị dừng lại bởi một số nghiên cứu đã khẳng định rằng" Sóng vi ba là thủ phạm gây nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến đến sức khỏe con người"

1) Sóng vi ba (hay vi sóng / sóng ngắn):
Là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio. Vi ba, còn gọi là sóng tần số siêu cao (SHF), có bước sóng khoảng từ 30 cm (tần số 1 GHz) đến 1 cm (tần số 30 GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) là rất tùy ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ.

2) Những lợi ích về sóng vi ba hay vi sóng
Do trong môi trường chân không truyền nhiệt theo phương thức dẫn truyền và đối lưu rất kém, đôi khi là không thể, chủ yếu theo phương thức bức xạ. Vì thế, để làm tăng khả năng truyền nhiệt trong môi trường chân không ứng vào các công nghệ như: sấy chân không, sấy thăng hoa, chiên chân không, cô đặc chân không, ...v.v có thể sử dụng sóng vi ba hay vi sóng là rất hiệu quả, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả làm việc của hệ thống thiết bị. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng một số tính chất sinh học, sinh dưỡng, ... của sản phẩm mà con người chưa thể kiểm soát được. Nên vấn đề áp dụng bị hạn chế.

3) Những mối nguy hiểm đích thực từ lò vi sóng
Lò vi sóng rất tiết kiệm năng lượng và dễ sử dụng. Nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe, từ đục thủy tinh thể tới ung thư. Dưới đây là những tác động lò vi sóng đến cơ thể và cách kiểm tra để biết lò vi sóng nhà bạn có bị rò rỉ bức xạ hay không.

4) Tại sao lại nguy hiểm
"Điều quan trọng nhất mà người sử dụng cần biết là lò vi sóng thường để thoát bức xạ”, GS Magda Havas, Trường Đại học Trent giải thích. "Lò vi sóng có một lưới kim loại có nhiệm vụ ngăn không cho sóng thoát ra ngoài. "Nhưng tôi đã kiểm tra hơn một chục cái của những thương hiệu phổ biến nhất, và tất cả đều bị rò rỉ bức xạ”.

4.1. Lò vi sóng tác động đến thức ăn như thế nào
“Lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong tất cả các thực phẩm. Các enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, nghĩa là bạn chỉ nhận được một phần của các chất dinh dưỡng mà đáng lẽ bạn sẽ nhận được”. Ngoài ra, sóng vi ba có khả năng đâm xuyên thực phẩm từ tâm sản phẩm ra ngoài, khi nó đâm xuyên nó mang theo năng lượng và năng lượng này tạo ra môi trường ion hóa là thay đổi cấu trúc và tính chất của thực phẩm mà con người chưa thể kiểm soát được.

4.2. Lò vi sóng ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Các sóng bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để đun nóng nước. Cơ thể chúng ta đa phần là nước nên chúng ta sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng một cách tự nhiên.

4.3. Đục thủy tinh thể
Có nhiều ý kiến ​​trái ngược nhau về sự nguy hiểm của lò vi sóng. Một điều mà hầu như tất cả các nhà khoa học đều đồng ý là nó gây đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến nhất của thị lực kém ở người trên 40 tuổi. Đây cũng là những nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới, trước cả bệnh tăng nhãn áp. Ngoài việc thử kính mới và kính râm chống chói, cách điều trị hiệu quả duy nhất là phẫu thuật.

“Đứng trước lò vi sóng để xem thức ăn đang quay ra sao là một cách rõ ràng gây đục thủy tinh thể”, GS Havas nói. "Nếu bạn làm điều đó hết lần này đến lần khác thì bạn sẽ làm hỏng đôi mắt của mình”.

4.4. Ung thư
Có các tác nhân gây ung thư trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng.

Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn khi chúng được hâm nóng.

Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư.

4.5. Ảnh hưởng đến tim
Trong nghiên cứu của mình, GS Havas tìm thấy "bằng chứng không thể chối cãi" rằng tần số vi sóng ảnh hưởng đến tim. Bà đã theo dõi nhịp tim của những người đứng gần lò vi sóng. Tất cả đều có những thay đổi nhịp tim khi lò được bật.

4.6. Thay đổi trong máu
Một nghiên cứu ở Thụy Sĩ thấy rằng những người ăn “bữa ăn lò vi sóng” có sự sụt giảm tế bào hồng cầu, và tăng các tế bào bạch cầu và cholesterol.

5) Làm thế nào để tránh nguy hiểm?

Bất chấp những nguy hiểm và nghiên cứu của mình, GS Havas vẫn sở hữu một lò vi sóng cho những bữa tối nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng. Nhưng bà sử dụng nó theo cách rất đặc biệt.

5.1. Ra khỏi phòng
"Đây là một lựa chọn cá nhân, tôi sẽ không bảo bất cứ ai đừng dùng lò vi sóng vì tôi hiểu nó hữu ích thế nào”.

“Nếu đang sử dụng, hãy ra khỏi bếp. Đừng đứng nấp sau tường mà hãy thực sự đi ra ngoài. Sóng xuyên được qua tường, do đó bạn vẫn có nguy cơ".

5.2. Không để trẻ lại gần
“Đừng sử dụng lò vi sóng khi trong nhà có trẻ con. Tôi không bao giờ để cháu tôi chơi gần đó”. GS Havas chia sẻ.

6) Làm thế nào để biết lò vi sóng có bị rò rỉ bức xạ không?

Bạn cần có:

• Một điện thoại di động có kết nối (không phải đang ở chế độ máy bay)

• Lò vi sóng

Bạn cần làm:

1. Đặt điện thoại di động vào lò vi sóng và đóng cửa

2. KHÔNG bật lò vi sóng

3. Dùng một điện thoại khác gọi vào số của điện thoại đang đặt trong lò

Nếu điện thoại đổ chuông, thì đường mà lò vi sóng sử dụng để tạo kết nối có thể lọt qua lưới kim loại bảo vệ.

Tài liệu tham khảo
[2]. Vi ba - Bách khoa toàn thư


Nhắc:
Dung Nguyen Tan Chia sẻ một số kiến thức về sóng vi ba hay vi sóng cho các sinh viên ngành CNTP đang học tập, nghiên cứu và làm việc.
==============================

Tran Thanh Truc Thực ra là vẫn sử dụng được chứ, mất này nhưng tăng kia. Các hoạt chất sinh học thực ra cũng có loại giảm khi sử dụng vi sóng, và lại gia tăng nhóm khác, tuỳ vào góc quay cực.
Dung Nguyen Tan Mình lại nghĩ khả năng gây ung thư cao đó Trúc, bởi nó thay đổi được cấu trúc hóa học của thực phẩm
Dung Nguyen Tan Cần một thời gian nữa sẽ có chứng minh khoa học làm sáng tỏ.
==============================
Dung Nguyen Tan

No comments:

Post a Comment