Sunday, December 16, 2018

"SỐNG KHÔNG HÓA CHẤT: CHẤT GIẶT/RỬA/TẮM/GỘI LÊN MEN."

Nguồn: FB Liên Hương.
2018/12/14.

Dùng 45 trái bồ hòn [Soap nuts], 1 trái lê mắc cọp nâu [Pyrus granulosa], 1 thìa xúp đầy đường mía [Can sugar], 1 thìa xúp dấm táo hữu cơ [Organic Apple Vinegar], tôi làm được 6 chai nước rửa đa năng như trong hình. Nếu như nước bồ hòn mau thiu thì khi đã lên men có thể cất nhiều năm như rượu vang mà không hỏng. Một lợi ích khác là ít bị tắc vòi bình tạo bọt hơn khi chưa lên men bồ hòn.

Sau khi đã nấu nước bồ hòn [công thức tôi đã hướng dẫn trước đây bạn xem link dưới], không thêm quế hay tinh dầu, tôi ủ nó với nước ép lê mắc cọp cho lên men, lọc và cho vào chai tạo bọt để dùng. Lê mắc cọp trái lớn, THẬT CHÍN, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ, xay nát, thêm đường đánh cho tan trong cối sinh tố, rồi lọc qua rây cho vào lọ với nước bồ hòn, thêm 1 thìa dấm táo hữu cơ [không thêm dấm cũng được], đậy bằng khăn vải, cất chỗ tối, 3-5 ngày nó lên con men, 4 tuần là dùng được. Tôi lọc dung dịch bồ hòn bằng giấy lọc trà [đặt túi trong phin cà phê] để giữ lại cặn của trái cây, các con men nhỏ và nhựa bồ hòn. Bạn xem ảnh comment.

Tôi thêm dấm táo hữu cơ để mồi cho nhanh và có chủng men chuẩn hữu cơ chứ không thêm dấm nó vẫn tự lên men được. Tùy mùa mà dùng trái cây, có thể dùng dứa, chuối, xoài, nho, táo… miễn là trái cây CHÍN.

Dùng thế nào cho tiện ích và tiết kiệm nhất:
- Để rửa chén bát, rửa trái cây, rửa tay tôi cho vào bình tạo bọt. 
- Để xịt nhà tắm, bồn cầu, vòi nước, kính, đồ pha lê, rổ rá… tôi cho vào bình xịt phun sương. 
- Để rửa rau/củ/quả, giặt đồ màu tôi cho vào bình vòi nhấn.

Hình 1: Con men lúc vớt ra khỏi bình ủ. Cất vào tủ lạnh để gây mẻ tiếp. Thường thì tôi chia cho mọi người [đổi lấy sách chuyện trẻ em cho chương trình tủ sách trại mồ côi].
Hình 2: Lọc cặn của trái cây, các con men nhỏ và nhựa bồ hòn.
Hình 3: Mỗi mẻ ủ được 6 chai như hình.
Hình 4: Cho vào bình nhấn tạo bọt dễ dàng và tiết kiệm.
Hình 5: Bọt rất sánh, có thể tắm gội cho da dầu.

Công thức nấu nước bồ hòn loãng hơn, nếu rửa đồ mỡ thì cần làm đặc hơn.
Nấu đặc hơn 
Làm sao để sự tồn tại của chúng ta ảnh hưởng ít nhất tới môi trường 🥰

Nhắc:
Liên Hương Hình 1: Con men lúc vớt ra khỏi bình ủ. Cất vào tủ lạnh để gây mẻ tiếp.

Liên Hương Hình 2: Lọc cặn của trái cây, các con men nhỏ và nhựa bồ hòn.

Liên Hương Hình 3: Mỗi mẻ ủ được 6 chai như hình.

Liên Hương Hình 4: Cho vào bình nhấn tạo bọt dễ dùng và tiết kiệm.

Liên Hương Hình 5: Bọt rất sánh, có thể tắm gội cho da dầu.
==============================

Tran Hoa Đúng cô ạ. Con dùng nc bồ hòn nấu thì bình tạo bọt hay tắc lắm. Mai con sẽ ủ để lên men ạ. Con cảm ơn cô!
Đỗ Như Quỳnh Dùng cốc tạo bọt k bao giờ bị tắc luôn
==============================

To Duy Nước bồ hòn lên men cháu để vào chai cỡ 1 tuần là lại tắc vòi xịt cô ơi, dù trước đó con đã lọc rất kỹ ( cháu lọc bằng khẩu trang y tế). Nên giờ cháu chỉ bỏ vào chai 1 lượng nước vừa phải dùng trong 1, 2 ngày, hơi lích kích ạ.
Liên Hương Lên men mà tắc là do con men tiếp tục phát triển. Bạn có thể đun sôi lên. Có thể lấy từng mẻ nhỏ và vệ sinh bình xịt thường xuyên.
To Duy Liên Hương dạ, cháu cám ơn cô.

No comments:

Post a Comment