Wednesday, June 20, 2018

Nghệ thuật nấu ăn không tách rời nghệ thuật nuôi dưỡng và mặt trời

Nguồn: FB Liên Hương.
2018/06/20.

- Nấu ăn chuyên nghiệp như một nghề hay nấu ăn gia đình như vấn đề chăm sóc sức khỏe cốt lõi đều là hoạt động nghệ thuật, sáng tạo và tâm linh.

- Nấu ăn giống như hội họa hay kiến trúc, có phần kỹ thuật và nghệ thuật. Bạn có thể học mọi kỹ năng dùng dao, pha thịt, nhiệt độ lò, ủ men… nhưng không một trường cao cấp nào, vị thầy uyên bác nào dạy được bạn cảm nhận hương vị bởi điều đó liên quan tới khả năng bẩm sinh, tới AND của bạn, tới bài học của bạn trong lần tái sinh này. Nhưng kể cả bạn thiện xảo về kỹ thuật, tinh tế về hương vị và có bề dày kinh nghiệm thì bạn vẫn chưa thành người nấu ăn giỏi nếu bạn không hoan hỷ đặt năng lượng tâm của bạn vào.

- Làm bếp là bạn ở trong “cuộc chơi” với các chất liệu thiên tạo, bởi vậy bạn đừng làm “thợ xào” mà cần minh triết, cần hiểu tự nhiên, cần kiến thức rộng về dinh dưỡng và tình yêu với thảo mộc.

- Bạn hãy dạo các khu chợ nông sản, các khu vườn ươm, hãy thưởng thức các gia vị tươi hay khô và để mùi hương của chúng “đi vào” bạn sâu nhất có thể.

- Bạn nên sưu tầm và tự trồng một mảnh vườn nho nhỏ vài m2 các loại cây gia vị. Không có vườn, bạn có thể trồng chúng trong các chậu đất nung nhỏ nơi có đủ ánh sáng [ít nhất 6 giờ trong 1 ngày đêm]. Tôi khẳng định rằng, nếu không yêu thích và có cảm thụ sâu về gia vị sẽ không có sáng tạo trong chế biến – gia vị phải đi vào tiềm thức của bạn.

- Việc đào tạo trong trường chuyên nghiệp cung cấp cho bạn mọi kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được trong nghề bếp và tạo đủ điều kiện tốt cho bạn thực hành nhưng thẩm thấu hương vị của thảo mộc thì bạn phải tự dấn thân vào với tình yêu và lòng kính ngưỡng Tạo hóa.

- Để món ăn bạn nấu mang giá trị nuôi dưỡng thực sự, dù là nấu cho thực khách hay chăm sóc gia đình, người đầu bếp đều cần có sự bình an nội tâm. Môi trường bếp xao động nhưng tâm người chế biến cần tĩnh.

- Nấu ăn và dinh dưỡng luôn gắn chặt với góc chiếu của MẶT TRỜI trên trái đất. Năng lượng của mặt trời tác động tới khả năng hấp thu thực phẩm của con người một cách tự nhiên, y học cổ Ayurveda gọi đó là “Agni”. Ayurveda không đánh giá thực phẩm một cách đơn giản như phương Tây với các tiêu chí xơ, calo, khoáng, vitamin, kiềm/toan hay âm dương như Thực dưỡng mà tính tới những gì xảy ra trong tiêu hóa THEO MÙA, theo TẠNG KHÍ, theo LỨA TUỔI, theo KHẢ NĂNG TIÊU HÓA, theo CÁCH CHẾ BIẾN. Thời gian mặt trời chiếu mạnh nhất trong năm thì không cần ăn nhiều mà cần uống nhiều, thời điểm đó khả năng hấp thu thực phẩm giảm.

- Vào mùa hè, khi “Agni” tự nhiên yếu nên ăn gạo giã, rau xanh, nấu loãng, nấu nhanh, giảm chất béo, giảm món nướng, tăng vị chua, tăng rau sống… vào mùa đông khi “Agni” ở đỉnh cao nên ăn lứt, súp đặc, tăng chất béo, nhiều gia vị, tăng độ mặn, tăng món nướng...

- Trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với năng lượng mặt trời nên các bà mẹ cần chú ý, mùa hè cần giảm lượng thức ăn, giảm bổ béo.

- Đầu tiên cần hiểu về mùa: thời tiết và mùa vụ.
______________________________


No comments:

Post a Comment