Monday, April 2, 2018

HỎI: Trong việc nấu ăn cần quan tâm gì nhất?

2016/04/02.

TRẢ LỜI BẠN:
Nấu ăn thực chất là hoạt động tâm linh.
Trong việc bếp núc, bạn tương tác với nước – chất liệu nhạy cảm, phổ quát và huyền bí nhất của thế giới. Nước truyền năng lượng cho bạn cũng như bạn truyền trạng thái tâm hay các rung động của bạn vào nước [cả nước nội môi trong từng loại thực phẩm].

Trong đời sống, bạn có thể thấy trường hợp, gia đình trưởng giả, người mẹ không muốn trực tiếp nấu ăn cho con nhỏ, việc đó giao cho người giúp việc làm công ăn lương và người ta cũng không chăm chú vào việc đó vì có những bất toàn với gia chủ. Món ăn của trẻ em nhiễm năng lượng tiêu cực hoặc thiếu năng lượng của tình yêu. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chúng không muốn ăn hoặc chúng còi hoặc chúng tích mỡ mà kém hoạt bát.

Bữa cơm ngoài quán không bao giờ có năng lượng như cơm của người thân chăm sóc nhau. Và bạn đừng dại dột đưa các xúc cảm tiêu cực của bạn vào việc bếp. Nếu mệt, nếu bực dọc hãy nghỉ ngơi. Chỉ nấu ăn bằng tình yêu trong một cảm thức nhận biết ơn huệ từ thiên nhiên.
Dịp khác viết tiếp.
Ảnh internet.

Nhắc:
Dương Hoàng Mai Nguyễn Xuân Quỳnh Như đây là phương pháp mình đã học ở những người bạn đức, và đã áp dụng khi nuôi hai đứa con của mình: Khi con không muốn ăn , không ép chúng ăn, hãy để chúng đói một thời gian ( chỉ cho uống nước lạnh )...chỉ chừng sau 1 ngày, quá lắm là qua ngày thứ hai , khi đem đồ ăn ra, chờ chúng giơ tay đòi ăn, mới cho chúng ăn, không thì cất đi..Con nít sau 1 tuổi, nên để chén thức ăn và muỗng, để chúng tự vớ lấy muỗng và tự múc ăn, không nên đút , ép ăn , gây cảm giác ngán..không muốn ăn nơi trẻ con..
Nguyễn Xuân Quỳnh Như dạ, con cảm ơn cô Dương Hoàng Mai, 2 đưa nhà con tự ngồi ghế bắt đầu tập xúc từ lúc 15 tháng, giờ đã tự xúc ăn rành rồi cô ạ, nhưng mà có lẽ do con, con không đủ cản đảm để cho bé đói, con cũng không ép bé ăn, nên bé ăn được ít, hay vọc cơm, thức ăn...rôi bỏ đó, chỉ ăn vài thìa...mà 2 đưa còm nhom nữa cô, nên con sốt ruột...
Liên Hương Chuẩn.
==============================

Liên Hương Vấn đề là chúng ta cần học cách chuyển hóa nỗi bực dọc thành ân sủng – một dạng năng lượng tích cực để bước vào việc nấu ăn cho được hoan hỷ. Bực dọc cũng có ích cho phát triển tâm.
______________________________


No comments:

Post a Comment