Wednesday, March 21, 2018

Trả lời bạn: Tác hại của game và thiết bị điện tử.

2018/03/21.
Thiết kế của game và thiết bị điện tử làm não bộ và tâm lý bị kích thích. Hệ thống thần kinh hưng phấn cao độ, huyết áp tăng, nhịp tim tăng, trạng thái thân tâm duy trì ở tần số sẵn sàng “chiến đấu” và điều đó được áp dụng vô ý thức ngay cả trong cuộc sống thực. Đứa trẻ thường xuyên ở trong trạng thái bị tự đầu độc bởi nội tiết tố. Rất dễ hiểu vì sao các em dễ nổi xung, thô lỗ, hỗn láo, các em dễ mất tự chủ do đó vi phạm kỷ luật.

Xen giữa các cơn hưng phấn là trạng thái ù lỳ cạn kiệt năng lượng.

Trẻ em nghiện game cũng giống người lớn nghiện xem khiêu dâm, các trung tâm năng lượng bậc thấp được kích hoạt thường xuyên làm giảm sự hoạt động của các trung tâm năng lượng tần số cao. Điều này còn ảnh hưởng tới mắt và thị giác – giác quan đặc biệt hữu dụng của con người mà được nuôi dưỡng nhờ các trung tâm năng lượng tần số cao như luân xa 6 và 7.

Chúng ta thấy rất rõ trong thực tế, các cha mẹ của thế hệ 9x chưa nhận biết đủ về tác hại, di chứng thần kinh cũng như những vấn đề liên quan đạo đức của đồ chơi công nghệ, phần đông vui vẻ cho con tiếp xúc với những thứ mà họ tưởng là đẳng cấp, khi nhận ra vấn đề thì đã quá muộn, có những tổn thương thần kinh không thể phục hồi sẽ đeo đẳng qua sự chuyển kiếp.

Ở trẻ tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sữa thịt chứa hormones thú và hormones bị ngành chăn nuôi tiêm chích thêm vào thì vấn đề còn trầm trọng hơn – đó là những đứa trẻ bị đầu độc kinh niên bởi chính cha mẹ.

Một số trẻ em chơi game có tình trạng rối loạn ăn uống, khi chơi các em không thấy đói khát, lúc khác thì lại “ăn bù” “ăn vội” bất kể thứ gì mà chủ yếu là thức ăn nhanh nhiều đường, tinh bột dầu mỡ mà thiếu vitamin tươi.

Hiện nay nhận thức và phúc đức của loài người chưa phát triển tới mức có thể chạy chữa tổn thương thần kinh ở mức độ thể phách.

Trong gia đình, cha mẹ và thậm chí ông bà nữa, phải nhất quán về các vấn đề giáo dục, bởi không sẽ thất bại thảm hại. Trong tổ hợp gia đình, các linh hồn có mức phát triển khác nhau nên nhận thức khác nhau, đây là bi kịch cam go nhất dẫn tới đổ vỡ hôn nhân.

Tôi giới thiệu bài này vì một phần đã đề cập tới vấn đề trẻ mất khả năng chú ý lắng nghe do chúng quen với việc xem mọi thứ theo một cách hấp dẫn, nhanh chóng. Trẻ chơi công nghệ gặp khó khăn trong thế giới thực sau khi đắm chìm trong thế giới ảo http://afamily.vn/bi-kich-cua-nhung-dua-tre-the-he-z-duoc-bo-me-lap-trinh-de-tro-thanh-dua-tre-luon-hanh-phuc-20180315000657184.chn

Vấn đề của người lớn mà các bạn hay hỏi, tôi sẽ viết tiếp.
______________________________


No comments:

Post a Comment