Nguồn: FB Liên Hương.
2018/03/30.
Đọc toàn văn ở đây, được lưu trữ bởi ISIS: http://www.i-sis.org.uk/list.php
Bức thư công bố lần đầu tới các chính phủ tại diễn đàn World Trade Organization tháng 10/1999, chỉ 3 năm sau khi giống GMO đầu tiên được Hoa Kỳ cấp phép thương mãi, và trước khi có Nghị định thư Cartegena An toàn sinh học.
Điều kỳ diệu là, tới nay các vấn đề nêu trong bức thư đã thành hiện thực bao trùm, việc lây lan do chuyển gen ngang, việc kháng kháng sinh, việc phát sinh thế hệ virus, vi khuẩn gây bệnh đột biến gen, chất độc gây dị ứng, năng suất không tăng nhưng lại tăng sử dụng hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước và thức ăn, ảnh hưởng đời sống nông dân… Đáng tiếc cho Việt Nam, khoa học tụt hậu nhưng vô trách nhiệm và thiếu tầm nhìn đã không biết rút kinh nghiệm mà lại chào đón GMO vào đất nước có lợi thế nông nghiệp và đa dạng sinh học.
Kiến nghị này được bổ sung và tiếp tục công bố tháng 6/2003 nhân dịp Hội thảo khoa học về GM tại London.
----------
Bản đầu tiên của bức thư này đã gửi tới Chính phủ nhiều nước và các diễn đàn quốc tế:
* World Trade Organization [Tổ chức Thương mại Thế giới, Hội nghị tại Seattle] 30/10 – 02/12 1999.
* UN Biosafety Protocol [Nghị định thư LHQ về an toàn sinh học tại Montreal] 24 – 28/01/2000.
* UN Commission on Sustainable Development [Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển bền vững, Hội nghị về Nông nghiệp bền vững tại New York ] 24/4 – 05/5/2000.
* UN Convention on Biological Diversity [Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, Hội nghị tại Nairobi] 16 – 24/5/2000.
* United States Congress [Nghị viện Hoa Kỳ] 29/6/2000.
Chúng tôi, các nhà khoa học ký tên dưới đây, kêu gọi:
- Đình chỉ ngay lập tức tất cả các sản phẩm biến đổi gen, cả thương mại và các thử nghiệm trên đồng ruộng ít nhất là 5 năm;
- Bằng sáng chế về quá trình sống, sinh vật, hạt giống, dòng tế bào và gen cần được thu hồi và cấm;
- Yêu cầu ĐIỀU TRA CÔNG toàn diện ngành nông nghiệp GMO và an ninh lương thực.
- Bằng sáng chế về GMO nên bị cấm vì:
* ĐE DỌA AN NINH LƯƠNG THỰC bản địa.
* ĐE DỌA NGUỒN GEN TỰ NHIÊN,
* VI PHẠM NHÂN QUYỀN CƠ BẢN, nhân phẩm, chăm sóc sức khỏe,
* CẢN TRỞ VIỆC NGHIÊN CỨU Y HỌC và khoa học, trái với phúc lợi xã hội. Kỹ thuật GM hiện nay khai thác quá trình sống là không đáng tin cậy, không kiểm soát được, không thể đoán trước và KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀ BẰNG SÁNG CHẾ. Hơn nữa, kỹ thuật biến gen không an toàn cũng như sinh vật và các sản phẩm của nó.
Biến đổi gen là một chuyển hướng nguy hiểm ngăn chặn sự thực hành nông nghiệp bền vững để có thể cung cấp an ninh lương thực và sức khỏe trên thế giới. Cây trồng GM không có lợi cho nông dân hoặc người tiêu dùng. Thay vào đó, nhiều vấn đề đã được xác định, bao gồm năng suất bị kéo theo việc tăng cường sử dụng thuốc diệt cỏ và lợi ích kinh tế không ổn định cho nông dân nghèo. Cây trồng GM cũng tăng cường độc quyền của các công ty thực phẩm và ngăn chặn sự phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Các mối nguy hiểm của biến đổi gen tới đa dạng sinh học, sức khỏe con người và động vật đang được công nhận bởi các nguồn tin trong Chính phủ Anh và Mỹ.
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến khả năng chuyển gen ngang bao gồm sự lây lan của các gen kháng thuốc kháng sinh mà hậu quả là làm cho các bệnh nhiễm trùng không thể chữa được, phát sinh thế hệ virus mới và các vi khuẩn gây bệnh đột biến gen có hại có thể dẫn đến ung thư. Nghiên cứu kế tiếp đã ghi nhận năng suất thấp, lợi ích xã hội và môi trường không bền vững ở cả Bắc và Nam bán cầu.
Nghị định thư Cartegena An toàn Sinh học đàm phán tại Montreal vào tháng 1/2000, hơn 130 Chính phủ đã cam kết thực hiện các nguyên tắc phòng ngừa và đảm bảo rằng Luật an toàn sinh học ở cấp quốc gia và quốc tế được ưu tiên hơn các Hiệp định Thương mại và Tài chính của Tổ chức Thương mại Thế giới. Hội nghị Ủy ban Codex Alimentarius ở Chiba Nhật Bản, tháng 3/2000, đã chuẩn bị các thủ tục quy định nghiêm ngặt đối với thực phẩm biến đổi gen bao gồm đánh giá thị trường, theo dõi lâu dài các tác động tới sức khỏe, kiểm tra di truyền, chất độc, chất gây dị ứng và các tác dụng không mong muốn khác. Nghị định thư Cartegena An toàn sinh học đã được ký kết giữa 68 Chính phủ tại Nairobi vào tháng 5/2000.
Chúng tôi kêu gọi Quốc hội Mỹ từ chối cây trồng GM nguy hiểm trái với lợi ích của gia đình nông dân; và nên hỗ trợ nghiên cứu phát triển các phương pháp nông nghiệp bền vững mà thực sự có thể mang lại lợi ích cho nông dân trên toàn thế giới. Một cuộc khảo sát từ các trường đại học dựa trên 8.200 thử nghiệm thực địa cây trồng biến đổi gen tiết lộ rằng năng suất thấp hơn 6,7% nhưng lại cần thêm 2 đến 5 lần nhiều hơn lượng thuốc diệt cỏ so với các giống không biến đổi gen. Điều này đã được khẳng định bởi một nghiên cứu gần đây của Đại học Nebraska. Hơn thế, các vấn đề tệ hại khác của cây GM đã được xác định:
– Hoạt động thất thường
– Dễ nhiễm bệnh
– Phá phôi mầm
– Không lợi ích kinh tế cho nông dân nghèo. Christian Aid, một tổ chức từ thiện lớn làm việc với Thế giới thứ ba, kết luận rằng cây trồng GM gây ra tình trạng thất nghiệp, làm trầm trọng thêm nợ của Thế giới thứ ba, đe dọa hệ thống canh tác bền vững, phá hoại môi trường, gia tăng nạn đói cho các nước nghèo nhất. Chính phủ các nước châu Phi lên án tuyên bố của Monsanto coi GMOs là cần thiết để nuôi những người đói trên thế giới: “hình ảnh người nghèo và đói đang bị xử dụng bởi các tập đoàn đa quốc gia để quảng cáo cho loại công nghệ không an toàn, không thân thiện môi trường, cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho chúng tôi… chúng tôi tin rằng biến đổi gen sẽ phá hủy sự đa dạng, kiến thức địa phương và các hệ thống nông nghiệp bền vững mà nông dân của chúng tôi đã phát triển hàng thiên niên kỷ, đồng thời làm suy yếu khả năng chúng tôi nuôi bản thân mình.” Thông điệp từ Hội hành động Nông dân Philippines với Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) của các nước công nghiệp: “Sự tham gia của GMO chắc chắn sẽ tăng cường việc thiếu đất, đói và bất công.”
Một số rủi ro của cây trồng GM được công khai thừa nhận bởi Chính phủ Anh và Mỹ. Ở Anh Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm (MAFF) đã thừa nhận rằng việc phát tán các loại cây trồng GM và phấn hoa ra ngoài là không thể tránh khỏi, và điều này đã dẫn đến cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ và các chủng cỏ dại mới. Một báo cáo thử nghiệm do Chính phủ Anh tài trợ khẳng định lai giống giữa các lô liền kề của cải dầu biến gen đã dẫn đến tình trạng kháng nhiều loại thuốc diệt cỏ. Bt-kháng côn trùng đã phát triển để đáp ứng lại sự hiện diện liên tục của các chất độc trong thực vật biến đổi gen.
Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học từ cây biến gen thương mại hóa ngày càng trở nên rõ ràng. Chất diệt cỏ phổ rộng được sử dụng cho cây biến đổi gen rất độc hại đối với động vật và động vật hoang dã. Glufosinate gây ra dị tật bẩm sinh ở động vật có vú, glyphosate liên kết với non-Hodgkin lymphoma. Cây trồng GM chứa chất độc đã tiêu diệt các loài côn trùng có lợi như ong và Lacewings, phấn hoa từ ngô biến gen được biết là gây tử vong cho bướm Monarch và Swallowtails làm thiệt hại nặng cho việc thụ phấn. Độc tố tiết ra từ rễ cây biến gen liên kết với các hạt đất gây nguy hiểm cho các loài trùng và vi sinh có ích trong đất, làm đất trở thành suy thoái.
Sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen gây nguy hiểm. Một loạt tryptophan được sản xuất bởi các vi sinh vật biến đổi gen có liên quan tới ít nhất 37 người chết và 1.500 bệnh nghiêm trọng. Biên bản ghi nhớ bí mật của Hoa Kỳ và Cục Quản lý dược cho thấy nó đã bỏ qua những lời cảnh báo của các nhà khoa học. Cây trồng biến đổi gen đầu tiên được thương mại hóa là cà chua Flavr Savr đã không vượt qua các bài kiểm tra độc tính cần thiết. Kể từ đó, không có thử nghiệm an toàn khoa học toàn diện ở Mỹ cho đến khi bác sỹ Arpad Pusztai và các cộng sự ở Anh dấy lên lo ngại về sự an toàn của khoai tây GM mà họ đang thử nghiệm.
Sự an toàn của thực phẩm biến đổi gen đã được công khai tranh cãi bởi Giáo sư Bevan Moseley, nhà di truyền học phân tử – Chủ tịch Nhóm công tác về Thực phẩm trong Hội đồng Khoa học của Liên minh châu Âu về thực phẩm. Ông đã thu hút sự chú ý đến tác động được báo trước gắn liền với công nghệ này, nhấn mạnh rằng thế hệ tiếp theo của các loại thực phẩm biến đổi gen gọi là ‘neutraceuticals’ hoặc ‘thực phẩm chức năng’, chẳng hạn như gạo làm giàu vitamin A sẽ gây ra nguy cơ sức khỏe lớn hơn nữa vì sự phức tạp ngày càng tăng của các cấu trúc gen bị thay đổi.
Kỹ thuật di truyền được xây dựng trong phòng thí nghiệm với cấu trúc nhân tạo có nguồn gốc từ các vật liệu di truyền của virus và ký sinh trùng gây bệnh cũng như vi khuẩn và các sinh vật khác, bao gồm các gen mã hóa, các cấu trúc được THIẾT KẾ BƯỚC QUA RÀO CẢN LOÀI, vượt qua cơ chế ngăn chặn các vật liệu di truyền từ bên ngoài chèn vào bộ gen tạo ra các loài chưa bao giờ tồn tại trong tự nhiên trong quá trình hàng tỷ năm tiến hóa. Những cấu trúc được đưa vào tế bào bằng phương pháp xâm lấn các gen ngoại lai vào hệ gen dẫn đến không thể đoán trước hiệu ứng ngẫu nhiên, bao gồm cả bất thường trong động vật, độc tố không mong muốn và chất gây dị ứng trong cây lương thực.
Toàn bộ cấu trúc nhân tạo chuyển gen dễ bị chuyển một lần nữa vào các loài không liên quan; tiềm ẩn cho tất cả các loài tương tác. Không ổn định của DNA chuyển gen ở thực vật GM là nổi tiếng. Trong bình luận về tài liệu của FDA, MAFF Anh chỉ ra rằng DNA biến đổi gen có thể được chuyển giao không chỉ bằng ăn uống mà còn qua tiếp xúc với bụi và phấn hoa trong không khí trong việc đồng áng và chế biến thực phẩm. Báo cáo gần đây từ trường Đại học Jena ở Đức cho thấy gen GM có thể đã chuyển qua phấn hoa xâm nhập vi khuẩn và nấm men trong ruột của ấu trùng ong. Giám sát thực địa cho thấy củ cải đường biến đổi gen tồn tại trong đất cho đến 2 năm sau khi cây trồng. Và có bằng chứng cho thấy các bộ phận của DNA biến đổi gen đã chuyển ngang vào vi khuẩn trong đất.
Hiệp hội Y khoa Anh, trong báo cáo xuất bản tháng 5/1999, đã kêu gọi một lệnh cấm vô thời hạn về các phiên bản biến đổi gen, tiếp tục nghiên cứu về dị ứng, về sự lây lan của các gen kháng kháng sinh và những ảnh hưởng của biến đổi gen.
Cuba đối phó với khủng hoảng kinh tế kết tủa bởi sự tan rã của Khối Liên-xô vào năm 1989 bằng cách chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn độc canh sang tác hữu cơ và bán hữu cơ quy mô nhỏ đa canh, do đó tăng gấp đôi sản lượng lương thực và giảm một nửa chi phí đầu vào trước đó. Phương pháp canh tác sinh thái hữu cơ hứa hẹn tuyệt vời cho nông nghiệp bền vững ở các nước đang phát triển, khi kết hợp kiến thức nông nghiệp địa phương và các kỹ thuật điều chỉnh theo điều kiện địa phương với khoa học hiện đại. Sản lượng đã tăng gấp đôi gấp ba lần và vẫn đang ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 12,5 triệu ha trên toàn thế giới đã thành công theo cách này (chú thích: số liệu 1999). Đó là an toàn cho môi trường và giá cả phải chăng cho người nông dân, thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp bị cằn cỗi do lối thâm canh cũ… hơn hết tất cả, canh tác sinh thái trao quyền cho các hộ nông dân chống lại đói nghèo.
----------
<3 Các bạn có thể dùng diễn đàn fb cá nhân để thúc đẩy nhận thức về GMO và hoá chất đi kèm. Share bài bạn quan tâm trên trang cá nhân. Nếu tất cả cùng chung tay thì GMO nhanh chóng kết thúc ở Việt Nam, con cái chúng ta sẽ thoát.
No comments:
Post a Comment