Nguồn: FB Liên Hương.
2018/03/27.
1/ Số đông, căn cơ thấp, thiểu trí thì chỉ cố nương theo các giáo lý, tu dưỡng đạo đức bản thân, trau dồi công đức để cầu phúc báo luân hồi – tóm lại là lo tự độ mình. Họ chỉ lo tới nghiệp cá nhân, không nhận thức được tầm mức và không thể quan tâm tới cộng nghiệp.
2/ Một số ít, thường ở những người tu Mật, phát hạnh nguyện bồ-tát không phân biệt cứu mình hay cứu người.
Phật đạo có tích: đức Quán Thế Âm thấy chúng sinh thống khổ, cứu mãi không hết nên Ngài đau xót quá mà đầu vỡ ra 11 mảnh, Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu, từ đó, Ngài phát nguyện, thân bồ-tát xuất nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt, độ hết chúng sinh trong sáu nẻo dù là người, a tu la hay súc sinh. 11 đầu cũng là biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.
Hạnh nguyện của ngài Quán Thế Âm có ba đặc tính:
* Từ bi với chúng sinh đau khổ.
* Quyết tâm đối trị cái ác.
* Hoan hỷ với sự lành.
Thường ngày, Phật tử đều tụng 12 hạnh nguyện của ngài Quán Thế Âm trong đó điều thứ tư là “Diệt tà mà trừ yêu quái”; điều thứ hai là “Quyết một lòng không sợ khó”; điều thứ bảy là “Suốt ngày đêm luôn quán sát”; điều thứ chín “Pháp thuyền vào biển khổ” nhưng không hiểu nghĩa nên không áp dụng hành trì vào đời sống được.
Phật đạo là đường trí tuệ, cao siêu vượt tầm mức thông thường, điển tích giáo lý tới cả ngàn pho, ý nghĩ thâm sâu, nếu chúng sinh không được dạy tỷ mỷ thì không hiểu, không thực hành được. Phần đông, ngày nào cũng trì tâm chú của ngài Quán Thế Âm Oṃ Maṇi Padme Hūṃ nhưng chỉ ở chót lưỡi, không nhận diện được tà, ma, yêu, quái đang hoành hành.
______________________________
No comments:
Post a Comment