Nguồn: FB Liên Hương.
2018/02/07.
Một ví dụ sinh động để bạn hiểu thêm về động cơ của nhóm lợi ích biến đổi gen nhằm phá hoại nông nghiệp truyền thống và hữu cơ. Họ dùng công nghệ biến đổi gen của táo rồi đăng ký độc quyền trên gen, bán táo cũ, táo dập, táo cắt lát nhưng tiếp thị dưới chiêu bài là giúp táo trở nên có thẩm mỹ hơn do đã “dập tắt” gen gây thâm.
Sự thực là, chỉ qua lai tạo tự nhiên, nông dân cũng tạo ra được giống táo không thâm. Nông dân trồng vườn Ralph Broetje-Broetje Orchards ở miền đông bang Washington và vợ là Cheryl đã lai tạo hai giống táo Golden Delicious và Topaz của cộng hòa Séc cho ra đời loại táo chắc, giòn, vị ngọt, mùi thơm hương hoa và không bị nâu – họ đặt tên chúng là Opal Apple.
Hiện nay, Ralph đã có một triệu cây Opal Apple trên cả ngàn mẫu Anh đất vườn. Khoảng 15% được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Opal Apple đã ra mắt tại Mỹ vào năm 2010.
Nhà vườn Ralph Broetje-Broetje Orchards có hệ thống khép kín hiện đại từ trồng tới bảo quản, đóng gói tại chỗ trên 1,1 triệu mét vuông, công suất 25.000 hộp táo 1 ngày, 8 triệu hộp 1 năm của 15 giống khác nhau như Opal, Fuji, Gala, Pink Lady, Braeburn, Golden Delicious và tạo việc làm cho 1.100 nhân công quanh năm, 1.000 lao động thời vụ.
Riêng Opal Apple chỉ có trên thị trường từ tháng 12 tới tháng 4 [gần 12 triệu Bảng tiền táo được bán mỗi mùa vụ].
Táo GMO gây ra ô nhiễm, nguy cơ từ sự thụ phấn tự nhiên, Hội Trồng cây vùng Tây Bắc đang khó khăn trong vận động tại DC để chống táo GM. Nếu vườn táo hữu cơ bị lẫy nhiễm phấn hoa từ táo GMO thì họ bị mất giấy chứng nhận hữu cơ và phải bán táo tự nhiên được trồng hữu cơ chỉ với giá rẻ.
#Phản_đối_thực_phẩm_biến_đổi_gen
No comments:
Post a Comment