Sunday, January 21, 2018

Tài chính và nông nghiệp của Việt Nam

Nguồn: FB Nguyen Ngon.
2018/01/22.

Tôi xin phân tích vì sao nông nghiệp Việt Nam thất bại và nếu làm nông nghiệp thì cần gì. Khi nói tới nông nghiệp thì đa số người sẽ hình dung tới người nông dân, con trâu, máy cày và thu hoạch lúa. Điều đó có thể đúng vào thời xa xưa nhưng trái nghịch với nền kinh tế hiện đại.

Nông Nghiệp là một ngành hết sức mạo hiểm và chứa đầy rủi ro, vì:

1. Vốn ban đầu bỏ ra rất nặng.
2. Có nguy cơ mất trắng.
3. Mất thời gian đầu tư, trồng trọt rồi từ từ huy động vốn.

Cho nên Nông Nghiệp không phải là ngành dành cho người có ít vốn. Nông Nghiệp thực chất là những lĩnh vực sau đây cộng lại, tất cả phối hợp với nhau để tạo ra hệ sinh thái Nông Nghiệp:

1. Bất động sản - làm Nông Nghiệp thì cần đất.
2. Bảo hiểm - nông dân mua bảo hiểm để phòng hờ rủi ro mất trắng.
3. Tài chính - huy động vốn, phân phối vốn, phân chia rủi ro - bằng nợ, trái phiếu và cổ phiếu. Điều nữa là hợp đồng tương lai.
4. Bán lẻ - phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng khắp nơi.
5. Khoa học - cần kiến thức và công thức để trồng trọt,

Cách làm nông nghiệp của Việt Nam là cách làm thô sơ, nhỏ lẻ, vốn là cách cổ điển từ đó giờ: khai thác đất, trồng, thu hoạch rồi bán. Cách này không sai, nhưng không thể nhân rộng được. Một người nông dân nhỏ lẻ không thể nào đầu tư vào một nhà máy hoặc kênh phân phối $1 triệu đô được, đó là điều không tưởng. Việc này chỉ dành cho các công ty và thị trường tài chính phân chia rủi ro cho các nhà đầu tư.

Tôi xin lấy ví dụ sau:

1. Một công ty nông nghiệp muốn mua mảnh đất và khái thác nó để kinh doanh nông sản.
2. Công ty đó huy động $10 triệu đô trái phiếu, bán cổ phiếu trên thị trường. Các nhà đầu tư mua, không ai gánh hết rủi ro, nên người ta có thể tham gia. Công ty trả cổ tức, lợi tức và lãi hàng năm. 
3. Công ty lấy đất đi thế chấp, để mua dụng vụ máy móc trả góp. Rồi thuê nhân sự, mua bản quyền công thức trồng, hoặc tự đào tạo nhân sự riêng.
4. Công ty mua bảo hiểm thời tiết, bảo hiểm rủi ro để phòng hờ. Lỡ có thiên tai thì cũng không bị gì.
5. Công ty chốt giao dịch bằng cách ký hợp đồng tương lai với nhà phân phối. Ví dụ, công ty hứa cung cấp 1kg cà phê ở mức giá $10 trong thời hạn một năm. Nếu giá cả rớt, họ không bị gì. Ngược lại, nhà phân phối vì có được mức giá ổn định nên có thể kinh doanh ít rủi ro hơn. 
6. Công ty trồng thành công, bán nông sản, rồi nhà phân phối bán kiếm lời.

Đó là cách làm nông nghiệp. Nó là một trò chơi rất mạo hiểm vì người làm có thể mất trắng chỉ sau một vụ thất bại. Cho nên nếu không có cơ chế bảo hiểm và phân chia rủi ro thì vô cùng khó để thực hiện chứ đừng nói đến việc thành công. Đó là tại sao nông dân Việt Nam không thể nào cạnh tranh được.

Vậy thì họ có thể làm gì. Hiện tại thì chính phủ, nông dân và các nhà đầu tư nên làm những điều sau:

1. Công nhận tư hữu để biến đất nông nghiệp thành tài sản tăng trưởng.
2. Cho các công ty nông nghiệp nước ngoài thuê đất, rồi mình làm thuê cho họ. Ăn 2 đầu - tiền thuê đất và tiền công, nếu có thể thì là tiền thưởng theo % thương vụ.
3. Để các công ty nước ngoài khai thác rồi phát triển. Từ đó họ xây dựng hệ sinh thái rồi kéo cả nước nên. Phải mở rộng thị trường và thu hút con người, chứ không thể làm theo kiểu tiểu nông được. Đó là chính sách ngu ngốc.

Với chất lượng sản phẩm tệ như hiện nay thì tôi cũng không mua. Người nông dân Việt Nam không có đủ vốn và kiến thức để làm, vậy thì hãy thu hút nhân tài tứ xứ đến làm. Xin nhắc lại lần nữa. Nông nghiệp không phải là ngành dành cho người ít vốn hoặc nhỏ lẻ. Nó là sân chơi lớn và vô cùng mạo hiểm. PS: trong hình các tên vài quỹ đầu tư chuyên về nông nghiệp.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa
______________________________


No comments:

Post a Comment