Sunday, January 14, 2018

Sữa thực vật.

2018/01/14.
9 loại sữa thực vật tôi đã giới thiệu từ năm 2014 để gây dựng phong trào dùng sữa hạt, mẹ tự làm sữa hạt cho bé. Nhiều bạn đã sản xuất thành công, xây dựng được thương hiệu và đang kinh doanh. Các bạn có thể khởi nghiệp từ những công thức cụ thể này, cần gì tôi sẽ giúp thêm. Phần chú ý tôi ghi bên dưới.

SỮA ĐẬU ĐỎ [nhất thiết phải đun lâu gần như đậu nành] 

SỮA KÊ VÀNG-HẠT SEN [nhất thiết đun]

SỮA LẠC-CỦ ĐẬU [nhất thiết đun]

SỮA HẠNH NHÂN [có thể dùng tươi hoặc nấu]

SỮA HẠT SEN-KHOAI MÔN TÍA [nhất thiết đun]

SỮA HẠT SEN-BÍ NGÔ-DỨA-KỶ TỬ [nhất thiết đun]

SỮA HẠNH NHÂN-HẠT SEN-LÚA LỨT [nhất thiết đun]

SỮA HẠNH NHÂN-CÀ PHÊ-CỐT DỪA-MÍT [dùng tươi]

SỮA HẠNH NHÂN-ĐẬU LĂNG-CA CAO [dùng rất nóng]

* Cần phân biệt loại nguyên liệu có thể ăn tươi [ví dụ hạnh nhân không hun trùng, trái kỷ tử hữu cơ] và loại cần nấu kỹ [ví dụ đậu nành, lạc, kê]. Khi xem các clip hướng dẫn làm sữa hạt trên mạng, bạn cần lưu ý vấn đề này.

* Tôi có tính cẩn thận, ngay cả với loại ăn tươi được tôi vẫn đun nhẹ, nếu đun lâu và mạnh sẽ bị vón. Khi bạn làm sữa hạt – loại ăn tươi được bằng nước đã đun sôi để nguội thì có thể đun tới 80ºC hoặc sôi nhẹ lăn tăn, nếu sôi bùng sẽ bị vón.

* Loại hạt ăn tươi hay nấu đều nhất thiết ngâm đủ thời gian, không phải ngâm để bóc vỏ cho dễ mà để loại bỏ độc tố nội sinh, một số a-xít bất lợi và asen. Khi tôi bắt đầu dùng FB và viết về ẩm thực trong đó có việc ngâm hạt, rất nhiều fan thực dưỡng đã la ó rằng ngâm là bị âm tính trong khi thực chất ngâm là loại bỏ các yếu tố âm tính có hại.

Về ngâm hạt đọc ở đây 
Bạn Trần Thu Hà đã giúp ghép tiếng Việt ở đây 

Về ô nhiễm asen ở lứt đọc album Kinh nghiệm ẩm thực.

* Tất cả các công thức tôi giới thiệu đều có thể và nên thêm đậu xanh tách vỏ để tăng độ đạm và cũng thơm ngon. Nên thêm chút khoai lang nữa. Với trẻ nhỏ và người già ngày nào cũng cần một mẩu khoai lang trong khẩu phần.

* Tất cả các công thức đều có thể và nên dùng trái chà là, mạch nha để làm ngọt nhẹ thay cho đường mía, đường thốt nốt, đường dừa, đường phong, đường thùa. Việc dùng đường cỏ ngọt chỉ dành cho bệnh nhân tiểu đường chứ nó có mùi ngang. Mật ong thì tốt nhưng có mùi vị không ăn nhập lắm với sữa hạt.

* Có nguyên liệu nên bỏ chứ không xay bởi nó làm hỏng sự mịn màng của sữa mặc dầu nó tạo mùi thơm, ví dụ như dứa, quế chi…

* Trong tất cả các công thức không có nành, bởi đậu nành chưa ủ men có nhiều độc tính, đọc ở đây 

* Hạt điều cũng không có bởi nếu chế biến không đúng thì gây độc.

* Chỉ một công thức có gạo lứt vì vỏ lứt tập trung 80% ô nhiễm asen vô cơ, hơn nữa người Việt đã tiêu thụ nhiều lúa gạo rồi, làm sữa nên dùng nguyên liệu khác cho phong phú.

* Có những loại sữa nên nấu rồi xay nhưng cũng có loại nên xay rồi nấu, các bạn sẽ tự kinh nghiệm điều này – nó tạo cho sản phẩm các hương vị khác nhau.

* Tôi thích bóc vỏ các loại hạt và đậu khi làm sữa bởi như vậy ngon hơn, mượt và đồng nhất.

* Loại sữa nào cần thêm muối, nên dùng muối mỏ hoặc muối biển cao cấp bởi muối biển bình thường ô nhiễm nặng từ các khu công nghiệp duyên hải và ô nhiễm từ hạt sợi tổng hợp.
______________________________


No comments:

Post a Comment