Monday, January 15, 2018

Hạt giống & tư hữu.

2018/01/15.
Những ai cần nghiên cứu vấn đề này? Các cơ quan truyền thông, chính phủ, nông dân, luật sư và các tổ chức môi trường.

HẠT GIỐNG & TƯ HỮU.
Bài rất dài, tôi giới thiệu tóm tắt: Các dạng sống, từ đơn bào tới thực vật và mọi sinh loài đều phát triển tuần tự, có trật tự, có chức năng riêng, bình đẳng, cộng sinh và hữu cơ trong chuỗi sinh tồn.

Tư hữu hóa sự sống bằng cách soạn Luật [bởi một nhóm người] rồi tuyên bố giống là một phát minh được bảo hộ độc quyền là sai về mặt pháp lý. Bằng sáng chế giống cũng sai về mặt đạo đức bởi vì hạt giống là hình thức tự nhiên và tài nguyên chung của sự sống hành tinh. Thật lố bịch, dùng công nghệ chèn gen vào hạt để chịu đựng được liều cao của hóa chất diệt cỏ không tạo ra các thế hệ tương lai của nó và mất luôn sự bình đẳng, cộng sinh và hữu cơ trong chuỗi sinh tồn.

Mọi nông dân trên khắp địa cầu có quyền mặc nhiên: tích lũy, sử dụng, trao đổi, tặng, bán sản phẩm của nông trại bao gồm cả hạt giống mà họ sản xuất được. Các tài phiệt mà đứng đầu là Hoa Kỳ, đang ra sức tư hữu hóa tất cả nguồn tài nguyên và kinh nghiệm truyền thống trong các dân tộc.

Một ví dụ: Tính chất diệt nấm kháng khuẩn của cây Neem và các cách sử dụng đã được người Ấn Độ áp dụng trong suốt 2.000 năm qua với rất nhiều kiểu chiết xuất và hình thức dùng như đuổi côn trùng, xà phòng, mỹ phẩm, tránh thai, vệ sinh răng... nhưng Văn phòng Sáng chế châu Âu [EPO] đã cấp bằng sáng chế số 0.436.257B1 cho Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ và tập đoàn đa quốc gia về kiểm soát nấm bằng cây Neem. Tiến sĩ Vandana Shiva của RFSTE và Liên đoàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ đã tố cáo và bằng sáng chế này đã bị thu hồi.

Ví dụ tiếp: Năm 1994, Rice Tec Inc, một công ty Texas đã được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế số 5.663.484 về trồng, thu hoạch, nấu ăn gạo Basmati của Ấn Độ. Sau các cuộc biểu tình thì bằng sáng chế đã bị thu hồi. Đây là chiến thắng thứ hai của các nhóm môi trường.

Ví dụ tiếp: Năm 2004, Cơ quan Sáng chế châu Âu ở Munich đã phải thu hồi bằng sáng chế số EP0.445.929B1 cấp cho Monsanto về giống lúa mì của Ấn Độ sau khi Quỹ Nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và sinh thái cùng với tổ chức Greenpeace và Bharat Krishak Samaha nộp đơn khởi kiện.

Và còn hàng loạt ví dụ khác nữa. Nếu chính phủ Việt Nam và người Việt Nam không quan tâm tới cuộc Thập tự chinh ăn cướp của các tập đoàn nước ngoài thì sẽ tới ngày, bánh chưng cổ truyền của người Việt được kẻ khác cấp bằng sáng chế và khi đó dân Việt muốn ăn phải xin phép và trả tiền bản quyền.

Hạt giống thiên tạo, qua luật bản quyền và các liên minh đa quốc gia đang trở thành tài sản riêng. Hãy mở mắt to ra! Mở cửa cho GMO vào đất nước là bước đầu tiên tiếp tay cho ngoại bang triệt tiêu đa dạng sinh học và làm nô lệ.

No comments:

Post a Comment