Nguồn: FB Liên Hương Lena.
2021/01/19.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1436026813456227&id=100011467659162
Chăm sóc sức khỏe bằng cách làm ấm hoặc điều hòa hệ hạch bạch huyết đã có từ xưa và rất nhẹ nhàng. Nhân đọc được bài này, tôi chia sẻ kinh nghiệm truyền thống của gia đình về chăm sóc vú cho thai phụ, sản phụ để trợ dương, lợi sữa, chống tắc tia sữa và làm giảm sốt cho trẻ con.
1/ Cơm nóng mới nấu 1 bát đầy, thêm vào đó 9 tép hành khô đã bóc vỏ sạch sẽ, bọc trong khăn túm lại. Lúc đầu vì cơm rất nóng nên cần bọc vài lớp khăn sao cho khi vuốt trên da chỉ thấy ấm già chứ không nóng bỏng. Có thể tự vuốt hoặc nhờ người khác, hồi tôi sinh con thì có chị họ giúp. Nằm thoải mái, massage bên nào thì giơ tay bên đó lên, kê vào chiếc gối nhỏ, dùng nắm cơm vuốt nhẹ nhàng từ hõm nách ra đầu vú, lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng đừng để da bị nóng quá. Kế tiếp vuốt từ trên hõm xương đòn xuống đầu vú, cũng lặp lặp lại nhiều lần nhưng đừng để da bị nóng. Rồi vuốt từ giữa ngực ra đầu vú. Rồi từ dưới bầu vú lên. Sau khi massage bôi dầu thực vật dưỡng da và núm vú.
Sinh con xong dù không tắc sữa cũng nên massage như vậy để trợ dương.
2/ Trẻ sốt là cơ chế tự vệ tự nhiên, không vội vã cho uống tân dược hạ sốt mà nên duy trì sốt miễn là không quá cao tới mức co giật. Các con tôi được chườm cỏ nhọ nồi/cỏ mực [Eclipta prostrata] do bà bếp nhà tôi truyền cho, cụ có 8 con rất nhiều kinh nghiệm. Lấy cỏ nhọ nồi giã ra, không thêm nước, múc cả bã và nước cốt cỏ nhọ nồi đổ lên miếng gạc rồi đặt vào nách, bẹn, thái dương em bé, khi da mát thì nhấc ra, da nóng lên lại đặt vào, luân chuyển vị trí. Giảm sốt rất nhanh nhưng bất tiện là nước cỏ nhọ nồi màu xanh đen vấy bẩn chăn gối, để riêng một hai bộ ga gối dành cho việc này.
Có thể sắc cỏ nhọ nồi cho trẻ nhấm nháp để hạ sốt.
Khi trẻ bị say nắng đắp cỏ nhọ nồi rất công hiệu.
No comments:
Post a Comment