Nguồn: FB Liên Hương Lena.
2020/04/20.
Có nhiều tranh luận về tác dụng kiềm hóa của chanh. Phái thực dưỡng thì cho rằng chanh có vị chua nên âm và tẩy chay. Ngày nay người ta đo được tần số của chanh, và nó thuộc nhóm thực phẩm tần số cao.
Chanh chứa axit ascorbic, axit citric, bên ngoài cơ thể nước chanh có tính toan, mọi người đều biết điều này. Bên trong cơ thể, khi nước chanh đã được chuyển hóa hoàn toàn và khoáng chất của nó được phân ly trong máu, tác dụng của nó là kiềm tính hay không?
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng uống nước chanh tạo ra một sự gia tăng nhỏ độ kiềm trong nước tiểu. Trong thực tế, nước chanh có cả tính toan và tính kiềm?
Nhiều nhà khoa học khác lại không nhất trí với kết luận đó mặc dầu công nhận rằng người mắc bệnh gút do axit uric thì uống nước chanh là có giúp ích, họ cho rằng nước chanh có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu không có khả năng ảnh hưởng đến độ toan tổng thể của cơ thể…
Tôi không bận tâm tới tranh luận của các vị tiến sỹ hay luận điểm giới hạn thực phẩm của phái thực dưỡng. Tạo hóa sinh ra tất là phải tác thành công dụng, tôi thấy rằng một vật có thể cùng lúc có nhiều tính chất khác nhau và tôi đào bới kho kinh nghiệm của nhân loại về dùng chanh. Chia sẻ với các bạn một số cách uống nước chanh mà gia đình tôi thường áp dụng.
* Chanh, nghệ, mật ong – thức uống lâu đời của các yogi, ít nhất đã được kinh nghiệm 5 ngàn năm hữu ích cho thân thể và tâm trí. Khi nào hết mật ong thì dùng đường thô
* Chanh, gừng, mật ong.
* Chanh, nước ép mía tươi – lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc cho thai phụ.
* Chanh, Baking Soda pha nước uống ấm khi bị cảm cúm hoặc ợ nóng. Hồi bé tôi bị cảm là mẹ bắt uống món này.
* Chanh, sả, gừng, trà – món của người Thái điều trị các rối loạn tiêu hóa, giải độc gan
* Chanh, dấm táo, olive trộn rau theo mùa.
* Chanh lát, uống kèm trà đen kiểu Âu.
* Chanh thái lát, xắt nhỏ ngâm mật ong, rất đa dụng, trong nhà lúc nào cũng có một lọ để pha đồ uống, trộn rau hay làm bánh.
* Người Việt xưa rất tinh tế, thịt gà là thực phẩm tần số thấp được kèm lá chanh và muối vắt chanh tần số cao – bạn thấy đấy và đừng cười tôi là chuyên tìm cầu các giá trị truyền thống.
* Ngoài ra, vỏ chanh nấu cùng bồ hòn cho ra đời chất rửa tuyệt hảo không ô nhiễm môi trường. Tắm ngâm với chanh để phục hồi sinh lực. Dùng chanh xoa móng tay để trắng và chắc.
Ảnh nghệ thuật của Carmona Romero.
Nhắc:
NƯỚC GIẢI KHÁT CÂN BẰNG & NGON.
Thức uống hoàn hảo, đơn giản dễ làm, cung cấp một phản ứng kiềm trong cơ thể, giúp giảm viêm và rất nhiều lợi ích sức khỏe trong đó có tránh cảm mạo.
NGUYÊN LIỆU: cho 2 tách như hình
- Nước vừa sôi 300ml
- Bột nghệ hữu cơ 1 thìa café
- Đường thốt nốt 1 thìa café [nếu dùng đường mía ngọt hơn thì giảm đường ½]
- Chanh 1 trái
CÁCH LÀM:
- Cho bột nghệ vào ấm rộng miệng như để pha trà, rót nước đã sôi vào từ từ, vừa rót vừa khấy [thêm chút bột quế nếu trời lạnh] đậy ấm để nguội vừa uống.
- Cho đường, vắt chanh.
- Cắt 2 lát chanh trang trí đặt vào lòng tách, rót nước nghệ trong bình vào tách, chừa lại phần bột nghệ đã lắng xuống.
- Nếu bạn thích ăn bột nghệ thì quấy bột luôn bằng nước, bỏ qua việc hãm nghệ bằng nước nóng.
PHIÊN BẢN:
- Mùa lạnh thêm chút bột quế cỡ hạt đậu xanh. Mùa nóng thêm lá rau húng bạc hà.
- Bạn có thể cắt nhỏ lá rau húng bạc hà trộn cùng khi nước nguội bớt. Với hương quế chi, uống nóng ngon, với hương bạc hà, uống mát ngon. Hôm nay nắng quá mình ngại hái bạc hà.
Tham khảo thêm công thức có gừng: https://www.sense-serendipity.com/2009/11/turmeric-ginger-and-lemon-tonic.html
Nguồn FB Cô Liên Hương
=====
Q: Những loại khác trong họ cam chanh cũng có tính chất kiềm này hay chỉ duy nhất có chanh ạ?
A: Liên Hương Lena Bạn có thể tự thử nghiệm, loại trái nào, rau nào mà khi ăn uống vào thấy đi tiểu nhiều thì nó tạo kiềm.
=====
Q: Nguyễn Đức Thiều Cô ơi ngâm mật ong bằng chanh đào hay chanh ta thì tốt hơn ạ?
A: Liên Hương Lena Chanh yên Đà Lạt, bạn có thể mua 1 cây về trồng ở cửa sổ, dễ trồng lắm.
No comments:
Post a Comment