Tuesday, February 18, 2020

Vài nét về vấn đề tình dục trong Sex and Culture của J.D. Unwin

2020/02/02.
Nguồn: FB Eiko Miruhashi

Nguồn: kirkdurston.com.

Vài nét về vấn đề tình dục. (Dịch mệt vl, nếu có lỗi lầm và sai sót, mong người đọc hãy góp ý và bỏ qua cho trình độ học thuật hạn hẹp của nguời dịch).

Một buổi chiều mùa đông, tôi đang thư giãn với một nửa tá những người bạn chung khóa về triết học, chúng tôi thảo luận về các lý thuyết luật pháp và hình phạt. Khi cuộc thảo luận kéo dài được khoảng một tiếng, tôi nhận ra rằng một số quy luật đạo đức có thể hạn chế niềm vui và sự thích thú trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ giảm thiểu đau khổ và tối đa hóa sự thỏa mãn của con người.

Nhớ lại vài ngày trước tôi đã đọc xong cuốn Sex and Culture lần thứ hai. Đó là một cuốn sách đáng chú ý tóm tắt cả đời nghiên cứu của nhà nhân chủng học xã hội Oxford J.D. Unwin. Cuốn sách hơn 600 trang này, theo cách nói của Unwin, chỉ là một bản tóm tắt về các nghiên cứu của ông ấy, cần tới bảy volumes để có thể trình bày được tất cả. Dựa vào cách hành văn của ông, thì tôi có thể khẳng định, ông là một người theo chủ nghĩa duy lý, tin rằng khoa học là công cụ tìm hiểu tối thượng (điều này cho thấy, ông không phải là một người đặt niềm tin vào tôn giáo). Khi tôi xem qua những gì ông ấy tìm thấy, tôi liên tục nhắc nhở mình về ý nghĩ của bản thân khi còn là sinh viên triết học: một số quy luật đạo đức có thể được thiết kế để giảm thiểu sự đau khổ của con người và tối đa hóa sự thịnh vượng của con người trong thời gian dài.

Unwin kiểm tra dữ liệu từ 86 xã hội và nền văn minh để xem liệu có mối quan hệ giữa tự do tình dục và sự hưng thịnh của các nền văn hóa hay không. Điều làm cho cuốn sách trở nên đặc biệt thú vị là chúng ta ( những người phương Tây) đã trải qua một loạt những cuộc cách mạng tình dục vào cuối năm 1960, 70, và 80, và hiện đang ở vị trí để kiểm tra kết luận mà ông đã đưa ra hơn 40 năm trước.

CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA CỦA UNWIN:

Unwin đã mô tả bốn mô hình lớn của văn hóa loài người, và mức độ hưng thịnh giữa chúng được đo lường bằng các thành tựu về kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật, văn học, nông nghiệp, v.v. Tiêu chí chính để phân loại giữa bốn mô hình là cách chúng quan niệm về thế giới tự nhiên và nội lực lượng được chứa đựng bên trong mỗi mô hình.

+ ( Zoistic) Duy Vật: Hoàn toàn chỉ tập trung vào các nhu cầu, mong muốn của cuộc sống thường ngày, chẳng màng đế việc tìm hiểu bản chất của tự nhiên. Thường được miêu tả như là một nền văn hóa “chết” và “trơ trọi”

+ (Monistic) Nhất Nguyên: Có được niềm tin mê tín và / hoặc đối xử đặc biệt với sự chết để đối phó với thế giới tự nhiên.

+ ( Deistic) Tự Nhiên Thần Luận: Cho rằng sức mạnh của tự nhiên thuộc về một vị thần hoặc nhiều vị thần.

+ ( Rationalistic) Duy Lý: Sử dụng tư duy biện lý để giải thích tự nhiên và đưa ra các quyết định hằng ngày trong cuộc sống.

THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỀM CHẾ TÌNH DỤC CỦA UNWIN:

Các mức độ kiềm chế tình dục được chia thành hai nhóm chính là tiền hôn nhân và hậu hôn nhân. Các loại tiền hôn nhân là:

+Tự do tình dục tuyệt đối ( Complete sexual freedom): Xỏa hoàn toàn, không có luật lệ kiềm chế.

+Hạn chế hoặc thỉnh thoảng kiềm chế (Irregular or occasional restraint): Có một số điều luật văn hóa hoặc tôn giáo yêu cầu kiêng cử tình dục.

+Kiểm soát nghiêm ngặt (Strict Chastity): Phải còn trinh cho đến khi kết hôn.

Các loại hậu hôn nhân là:

+Một vợ một chồng có thể sửa đổi (Modified monogamy) : Thông thường chỉ có một vợ một chồng, nhưng nếu điều kiện cho phép thì vẫn có thể nạp thêm vợ (một số trường hợp là chồng).

+Đa thê có thể sửa đổi ( Modified polygamy) : Đàn ông có thể có nhiều vợ, nhưng vợ có thể ly dị.

+Một vợ một chồng tuyệt đối (Absolute monogamy): Chỉ có cái chết mới có thể chia lìa đôi ta!

+Đa thê tuyệt đối (Absolute polygamy) : Đàn ông có thể có nhiều vợ, và các bà vợ phải tuyệt đối trung thành với chồng, không thể ly dị.

Vậy, Unwin đã tìm thấy gì?

1. Tác dụng của việc kiềm chế tình dục: Sự kiềm chế tình dục càng cao, dù là trước hay sau hôn nhân, đều dẫn đến sự hưng thịnh của các nền văn minh. Ngược lại, tự do tình dục quá đà sẽ dẫn đến sự suy tàn của các nền văn minh, hậu quả chỉ có thể được thấy rõ sau ba thế hệ.

2. Yếu tố quyết định duy nhất và có lẽ quan trọng nhất: Bất ngờ thay, yếu tố quyết định sự hưng thịnh – suy tàn của các nền văn minh chính là việc KIỀM CHẾ TÌNH DỤC TIỀN HÔN NHÂN. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến mọi khía cạnh.

3. Đỉnh cao của những nền văn minh: Sự kết hợp mạnh mẽ và chuẩn nhất chính là sự trong trắng trước hôn nhân kết hợp với chế độ một vợ một chồng tuyệt đối. Các nền văn hóa duy lý giữ lại được sự kết hợp này trong ít nhất ba thế hệ đã vượt qua tất cả các nền văn hóa khác trong mọi lĩnh vực, bao gồm văn học, nghệ thuật, khoa học, nội thất, kiến trúc, kỹ thuật và nông nghiệp. Chỉ có 3 trong số 86 nền văn hóa được nghiên cứu đạt tới cấp độ này.

4. Tác dụng của việc loại bỏ kiềm chế tình dục tiền hôn nhân: Khi đạo đức tình dục tiền hôn nhân bị bãi bỏ, lối suy nghĩ duy lý, truyền thống thờ phượng Chúa/thần, hôn nhân một vợ một chồng tuyệt đối bị thui chột và biến mất sau ba thế hệ.

5. Tự do tình dục hoàn toàn: Nếu tự do tình dục hoàn toàn được chấp nhận bởi một nền văn hóa, thì nền văn hóa đó sẽ suy đồi dần dần cho đế mức thấp nhất sau ba thế hệ - Unwin diễn tả giai đoạn này của một nền văn hóa bằng những từ như “chết” và “trơ trọi”. Đại biểu trong giai đoạn này, chính là việc mỗi con người đều chỉ quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của riêng mình mà chẳng màng đến một việc nào khác. Ở giai đoạn này, nền văn hóa suy tàn thường sẽ bị một nền văn hóa khác, có kỹ cương và kỷ luật hơn thôn tính hoặc đồng hóa.

6. Thời gian: Nếu như có một sự thay đổi nào đó trong quan niệm về đạo đức tình dục, dù là khắc khe hơn hay tự do hơn, thì sự thay đổi vẫn sẽ không hiện rõ cho đến khi ba thế hệ lại qua đi.

NHỮNG ĐIỀU TRÊN CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA?

Unwin đã công bố các nghiên cứu của mình vào năm 1936, rất lâu trước khi cuộc cách mạng tình dục xảy ra ở phương Tây. Bây giờ chúng ta có cơ hội để kiểm tra kết luận của ông ấy bằng cách quan sát xem văn hóa và quan điểm đạo đức của chúng ta có tuân theo mô hình dự đoán hay không. Thế hệ của Unwin cách chúng ta cũng rất là lầu rồi, vì vậy, để kiểm chứng dự đoán, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải chờ quá lâu nữa, nhưng, nếu chúng ta chịu khó quan sát và tìm hiểu một chút, có lẽ sự chuyển dịch đang dần diễn ra ngay trước mắt và ta đã có thể thấy rõ.

Trước khi cuộc cách mạng tình dục bắt đầu vào cuối năm 1960, sự khiết tịnh tiền hôn nhân vẫn được xem trọng ở Phương Tây. Nhưng, bắt đầu từ năm 1970, tự do tình dục trước hôn nhân ngày càng được chấp nhận. Đến đầu năm 2000, phần lớn thanh thiếu niên đều đã quan hệ tình dục trước hôn nhân, thậm chí còn true ghẹo những ai chưa bị mất zin. Cùng lúc đó, các nền văn minh đều đã đi từ một vợ một chồng tuyệt đối sang cả một vợ một chồng có thể sửa đổi.

CÁC ĐOÁN CỦA UNWIN:

Nhờ các thế hệ duy lý đi trước, thế hệ đầu tiên có thể gạt sang một bên những hạn chế tình dục và có thể tận hưởng sự tự do tình dục mới được tìm thấy của mình, mặc cho những xuống cấp chưa hiện hình rõ ràng của xã hội, nhưng theo các dữ liệu hiện nay, thì thời gian đã qua rất lâu rồi và sự suy đồi đã hiện hình. Unwin có viết:

Lịch sử của xã hội loài người bao gồm một loạt các sự lặp lại đơn điệu; và thật khó để quyết định khía cạnh nào của câu chuyện có ý nghĩa quan trọng hơn: sự thiếu vắng đi các suy nghĩ cơ bản trong đầu những nhà cải cách, hay sự vô tư đáng kinh ngạc, sau một thời gian bắt buộc phải sống theo kỷ luật, kỷ cương (hạn chế tình dục), con người luôn tìm kiếm khoảng khắc sớm nhất để vồ lấy cơ hội thỏa mãn những ham muốn bẩm sinh của mình một cách trực tiếp hoặc một cách biến thái. Đôi khi một người lại ham muốn bản thân được thỏa mãn mọi ham muốn, nhưng vẫn sống trong một xã hội có kỷ cương và lề lối. Tuy nhiên, bản chất vốn có của con người dường như là tổng hợp của những ham muốn không tương thích, thậm chí trái ngược nhau. Những nhà cải cách xã hội có thể được ví như một cậu bé ngốc nghếch vừa muốn ăn bánh mà vừa muốn còn bánh. Bất kỳ xã hội loài người nào cũng được tự do lựa chọn để phát triển tột đỉnh hoặc để tận hưởng tự do tình dục thoải mái. Cơ mà, dù cho có phát triển đến đâu, xã hội không thể đáp ứng cả hai trong khoảng thời gian quá một thế hệ.

Năm 2000 đã qua đi, và chúng ta có lẽ sẽ sớm được kiểm chứng, liệu các suy đoán và nghiên cứu của Unwin là đúng hay sai. Unwin cho rằng khi sự nghiêm khắc tiền hôn nhân bị từ bỏ, chế độ một vợ một chồng tuyệt đối, Chúa/thần và các suy nghĩ duy lý trí sẽ biến mất trong vòng ba thế hệ khi tự do tình dục thống trị. Vậy, chúng ta đã biến chuyển thế nào vào những năm cuối cùng của TK 20?

• Đúng như dự đoán, chế độ một vợ một chồng tuyệt đối đã gần như biến mất. Các mối quan hệ vợ chồng dựa trên pháp luật đã trở thành tiêu chuẩn chung. Mặc dù ly hôn có xảy ra trước 1970, nhưng đa số khi đó vẫn cho rằng hôn nhân là một khía cạnh hoàn toàn thuộc về đời sống và không có dính dáng gì đến pháp luật. Điều đó nay đã thay đổi. Những người có thể gìn giữ những lời hẹn ước trong hôn nhân giờ đây chỉ còn là thiểu số, những cặp vợ chồng kết duyên trước cuộc cách mạng tình dục có thể giữ vững mọi cam kết cùng lời hứa hôn nhân của mình.

• Chúa/thần, các hình ảnh tôn giáo dần dần bị chối bỏ, và một lần nữa lại đúng với dự đoán. Trước 1960, sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy lý và niềm tin vào Thiên Chúa là chuẩn mực cho văn hóa chính thống. Không chỉ niềm tin vào Chúa giảm đi rất nhiều kể từ năm 1960, mà còn có xu hướng loại bỏ khái niệm về Chúa khỏi chính phủ, hệ thống giáo dục và diễn đàn công cộng. Những người vẫn tin vào Chúa cảm nhận được một áp lực xã hội mạnh mẽ để giữ kín niềm tin thần thánh của mình. Thay vào niềm tin truyền thống, sự mê tín lại gia tăng, như thế, cũng có thể xem là chúng ta đã mất đi hai thứ kể từ sau cuộc cách mạng tình dục. Đáng chú ý là vô thần giáo đang gia tăng một cách mạnh mẽ, vô thần giáo theo Unwin, đôi lúc chính là hiện thân của những người Duy Vật.

• Lối suy nghĩ duy lý đã suy thoái nghiêm trọng kể từ sau năm 1970. Thay thế cho những bộ óc duy lý, chính là những bộ óc tự cho mình là “chủ nghĩa hậu hiện đại”, đặc trưng bởi chủ nghĩa hoài nghi (sceptism), chủ nghĩa chủ quan (subjectivism) và thuyết tương đối (relativism). Và nó đang càng ngày càng tệ hơn, “hậu hiện đại” đang dần hiện nguyên hình là “hậu sự thật” (post – truth). Trái ngược với suy nghĩ duy lý trí, nền văn hóa “hậu sự thật” từ bỏ mọi “tiêu chuẩn khách quan của sự thật”, và thay vào đó là việc đứng trên những lời kêu gọi về cảm xúc và những gì người ta muốn tin. Giờ đây, ai cũng đều có thể ngồi xổm lên sự thật và khoa học, trong đó nhiều trường hợp, lại nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và các hệ thống giáo dục. Người ta không chỉ cảm thấy họ có quyền tin vào những gì họ muốn, mà bất kỳ thách thức hay chống đối nào đối với niềm tin đó, ngay cả khi dựa trên sự thật và logic, đều không thể chấp nhận được và gây khó chịu ( Offensive!).

Một vài lời tóm tắt về nền văn minh hiện tại:

Đầu những năm 1900, loài người theo lối suy nghĩ duy lý và trải nghiệm những tiến bộ công nghệ to lớn - từ ngựa đến xe hơi; từ khinh khí cầu đến máy bay siêu thanh; từ những bộ gỏ đến máy tính. Ba dự đoán - sự từ bỏ chủ nghĩa duy lý, chối bỏ Thiên Chúa và chế độ một vợ một chồng - tất cả đều đang được tiến hành, những điều này khiến cho dự đoán cuối cùng và tệ nhất, chính là sự sụp đổ hoàn toàn.

Chúng ta có thể tránh được sự sụp đổ không?

Tôi cho rằng chúng ta có thể hy vọng, nhưng đâu đó sẽ luôn có suy nghĩ “chắc trừ mình ra.” Unwin miêu tả lối suy nghĩ đó bằng những từ như “vị kỉ dung thứ (pardonable egocentricity, không biết dịch sao)” và “lý thuyết thoải mái đáng ngờ (quaint and comfortable doctrine)”, những từ này bay vòng vòng trong các dữ liệu, báo hiệu một sự sụp đổ mang tính “đơn điệu.” Tôi sẽ lấy một câu nói để cho bạn dễ hình dung :” Sự điên rồ là làm một việc giống nhau, lặp đi lặp lại, nhưng mong chờ những kết quả khác nhau.” Các dự đoán đang dần dần ăn khớp vào nhau và với tốc độ đáng báo động.

Tại sao lại có một mối tương quan nghịch đảo “đơn điệu” trùng khớp như vậy?

Theo một câu nói cũ, “tương quan không không đòi hỏi quan hệ nhân quả”, có lẽ lại là đúng. Unwin có nói rõ là bản thân không nắm rõ được tại sao tự do tình dục lại dẫn đến sụp đổ của các nền văn minh. Dù vậy, ông vẫn cho rằng, khi con người lãng phí năng lượng tình dục của mình vào việc hoang dâm vô bổ thì với chừng ấy năng lượng đã có thể góp công và việc xây dựng xã hội và sự thịnh vượng.

Có lẽ đúng thật là vậy, nhưng cá nhân tôi lại không cho đó là nguyên nhân chính. Nghiên cứu gần đây của Mary Eberstadt về giết người hàng loạt, sự gia tăng đáng báo động các vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm cả chứng trầm cảm, và sự bùng nổ của nền chính trị bản sắc là một “tiếng thét man dại” vào việc mất đi chính bản thân mình do việc thiếu vắng sự che chở của một gia đình gắn bó, với những anh chị em ruột thịt và những người anh em họ đông đúc, sum vầy, chính những điều đó đã cung cấp thông tin cho mỗi con người định hình chính mình, một điều kiện tiên quyết để có thể… hạnh phúc. Các nghiên cứu của Eberstadt và của các tài liệu từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự tàn lụi của các giá trị gia đình là hậu quả trực tiếp của cuộc cách mạng tình dục vào cuối thế kỷ 20.

Nghiên cứu của bà chỉ ra rằng sự tự do tình dục gia tăng dẫn đến sự tàn phá các giá trị gia đình, dẫn đến việc mất đi các bản sắc của gia đình, điều này tạo ra “tiếng thét man dại” của Eberstadt, như hậu quả của nó, sự gia tăng lớn về các vấn đề sức khỏe tâm thần, những tên giết người hàng loạt và sự gia tăng của các nhóm bản sắc cực đoan luôn tranh chấp với nhau trong xã hội, tất cả hợp lại khiến cho xã hội sụp đổ nhanh chóng. Điều này dường như có lý hơn là sự giải thích của Unwin, dù cho cả hai trông có vẻ dường như là tương quan với nhau.

Cả Unwin và Eberstadt đều cung cấp bằng chứng đáng tin rằng cách mạng tình dục mang lại những hậu quả lâu dài, tàn khốc cho văn hóa và văn minh. Như Unwin tuyên bố, lịch sử của các xã hội này bao gồm một loạt các sự “lặp lại đơn điệu”, và có vẻ như nền văn minh của chúng ta đang nhong nhong trên con đường sụp đổ.

Trở lại với những suy nghĩ triết học.

Vì vậy, trở lại buổi chiều hôm đó trong buổi thảo luận triết học, tôi chợt nhận ra rằng một số quy luật đạo đức dường như sẽ hạn chế niềm vui của con người trong thời gian ngắn, nhưng sẽ ngăn chặn sự đau khổ và tối đa hóa hạnh phúc và sự hoàn hảo trong dài hạn. Trong nhiều năm, theo suy nghĩ của tôi, luật đạo đức của Thiên Chúa không hề là hàng loạt các quy tắc độc đoán được đưa ra để hạn chế tự do của nhân loại. Thay vào đó, chúng giống như các hướng dẫn vận hành được thiết kế để giúp mọi người khỏi đau khổ trong khi tối đa hóa sự hưng thịnh của mỗi con người. Nghiên cứu của Unwin và Eberstadt, cung cấp sự biện minh hợp lý mạnh mẽ cho suy luận rằng các đạo luật đạo đức của Thiên Chúa liên quan đến tình dục của chúng ta, mặc dù chúng có thể kiềm chế chúng ta khỏi một niềm vui tức thời, nhưng thay vào đó bảo vệ chúng ta khỏi mọi đau khổ, trong khi đó lại tối đa hóa sự hưng thịnh lâu dài của chúng ta.

Sex and Culture. https://archive.org/details/b20442580


No comments:

Post a Comment