Wednesday, July 24, 2019

Dành cho những ai cứ thích tuyên bố: Bệnh vẩy nến, Tây y còn không chữa được, thì không có cách nào khác nữa.

Nguồn: FB Nam Y Dược Phú Tuệ.
2019/07/25.

Đã bảo rồi, dạng bệnh và người bệnh không bao giờ bước ra từ sách vở đâu.

Tính tuổi nghề, tôi chưa được 20t, về Nam y, lại càng non nớt, tầm thường so với tổ tiên, các vị Lang y tiền bối và đồng nghiệp đồng lứa. Nhưng với trải nghiệm thực tế và tận mắt chứng kiến, khẳng định được rằng, những phương thuốc yhct Việt Nam (không phải Tàu y), gần như không từ bất cứ bệnh mãn tính nào. Nghĩa là, với nhiều thể bệnh xưa nay, Nam y đủ sức chữa và/hoặc còn ưu việt hơn các nền y học khác. Vấn đề là, có tìm được, hiểu được và làm được hay không thôi.

1000 năm bị đô hộ, cổ y Việt Nam gần như bị tiêu diệt hết. Những phương thuốc hay, thầy thuốc Nam giỏi, bọn chúng lấy/bắt hết về nước chúng. Cho nên, có những phương thuốc Tàu, thực tế chính là phương thuốc Nam đã bị xào xáo, đánh tráo qua nhiều đời. Người biết Nam y, nhìn các vị thuốc trong toa, là nhận ra ngay phần nào của cổ y Việt và chỉ cần lấy phần Nam y ra, là thừa đủ phát huy công năng tương đương hoặc hơn cả toa loằng ngoằng, phiền phức bởi các thứ "gia vị" được gia vào để che mắt và làm tiền. Rồi họ phổ biến Tàu y ngược lại, để dễ bề cai trị, đồng hóa tộc Việt. Do đó, sự truyền thừa của Nam y rất hạn chế và vô cùng khó khăn!

Sau khi giành độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng ra sức phục hồi cổ y Việt, nhưng không nhiều, không sâu, không phổ quát và xuyên suốt. Mà, nền Nam y vẫn "ngủ yên" dưới lũy tre làng. Do lúc này, Tàu y đã quá phổ biến tại đất Việt rồi, thầy thuốc Tàu mới oai vệ, quyền lực và được trọng vọng.

Ngủ mãi cũng phải thức giấc. Trải qua hàng trăm trăm năm tiếp theo, Nam y tỉnh dậy từ từ. Lác đác xuất hiện các bậc Lang y (khác với Đại phu) xuất chúng, đủ sức thu hút, tìm tòi, nghiên cứu, tập hợp Nam y, đương đầu với Tàu y. Người đầu tiên được ghi trong sử sách là Tuệ Tĩnh (và lại bị Tàu bắt cóc (55t), giam lỏng, phong là Đại y thiền sư, sống tới 80t). Tuy ngài Tuệ Tĩnh không còn ở trong nước, nhưng đã tạo ra một nền tảng đáng kể cho Nam y. Người kế nhiệm là ngài Hoàng Đôn Hòa và từ đó đến vài trăm năm tiếp, đã có rất nhiều thầy thuốc Nam giỏi xuất chúng .

Thời kì phong kiến, sự sống dậy của nền Nam y được phát triển song song Tàu y, có sự tiếp nhận qua lại về lí luận và phương dược, bệnh học cho đến lúc Pháp xâm lược Việt Nam.

Tuy khi Pháp xâm lược, đã ra sức bài trừ Nam y (họ làm tương tự như Tàu y), nhưng sức hủy diệt trực tiếp không đáng kể (từ "lang băm" do chính quyền Pháp đẻ ra và nhồi nhét vào đầu óc quần chúng và tồn tại cho đến ngày nay trong chính đầu óc người Việt. Lang "băm" là chế từ Lang y, thể hiện sự bài thị, chế giễu các Lang y Nam y, để tiêu diệt nền Nam y. "Băm" ý nói, chỉ dùng những thứ tự nhiên, thì không được coi là thuốc. Không dùng thuốc, thì không được coi là thầy thuốc, không được chữa bệnh và nhận tiền thù lao. Nếu Lang y nào cứ chữa bệnh, bị coi là Lang băm, lừa gạt (vì không dùng những thứ được coi là thuốc kiểu Tây).

Nhưng sự thực, họ lại dùng Nam y rất nhiều. Đại tá quân y, bác sĩ Yesin, một trong những nhà khoa học yhhđ hàng đầu thế giới bấy giờ của Pháp, sinh sống tại Việt Nam, sáng lập trường Đại học y Hà Nội và các viện Paster ở Việt Nam, là minh chứng rất rõ ràng. Đầu những năm 30, thế kỉ XX, người đầu tiên truyền dạy các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc sang Pháp (sau hình thành các trường y, bệnh viện, chuyên khoa về phương pháp này), đến nay đã lan tỏa khắp y học châu Âu, được công nhận và yhhđ tại châu Âu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, áp dụng, phát triển mạnh mẽ) chính là người Việt.

Từ 1945, Nhà nước VNDCCH ra đời, nền Nam y được ưu tiên hàng đầu. Do điều kiện đất nước, các thầy thuốc yhhđ buộc phải sử dụng Nam y. Từ quá trình thực chứng và bất ngờ với sức mạnh, giá trị của Nam y, chính các thầy thuốc, nhà khoa học yhhđ đã đóng góp công lao to lớn phát triển và phổ biến Nam y mạnh mẽ. Họ ứng dụng, nghiên cứu, chứng minh Nam y rất bài bản bằng các phương pháp của yhhđ. Nhờ thế, Nam y đã phát triển vô cùng rực rỡ, khách quan. Giai đoạn này, từ TƯ đến cấp xã, đều sử dụng thuốc Nam, với phương châm, "thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ".

Cuối thế kỉ XX, (khoảng sau 1990), Nam y bắt đầu bị tiêu diệt. Do chính sách mở cửa, các tập đoàn Tân dược tràn vào và ra sức bài bác Nam y, dưới danh mác "ánh sáng khoa học". Tương tự cách làm của Pháp, nhưng tân dược làm mạnh mẽ và triệt để hơn. Điều đáng nói, không phải người Tây trực tiếp làm, mà hầu hết đều do người Việt học Tây ra tay. Các công trình, đề tài khoa học về Nam y bị dở dang, xếp xó, không được trọng dụng, những người thiên về Nam y bị phế truất vai trò y học nói chung. Hễ Nam y cứ nổi lên chữa trị được bệnh/chứng nào mà Tây y không/chưa chữa được, liền bị liệt vào 3 chữ "không khoa học" và phủ nhận, cấm đoán cho kì được. Một lần nữa, từ "lang băm" lại được gieo rắc vào cân não người Việt, bởi chính các bác sĩ Tây y người Việt. Còn người Tây, đã quên và không dám xấc xược như vậy với Nam y từ lâu rồi.

Những người Việt sùng Tây y cuồng tới mức tuyên bố: Nam y chỉ chữa các bệnh ăn-uống-ỉa-đái thôi, còn những thứ khác, cấm đụng vào. Cơ sở "khoa học" cho tuyên bố này cũng chỉ vỏn vẹn 3 chữ "không khoa học". Không hề có một công trình khoa học hẳn hoi nào của Tây y trên thế giới nêu hay đánh giá thấp Nam y như thế, thì họ dựa vào "khoa học" nào, để kết luận như vậy? Trong khi, họ hoàn toàn không biết, hiểu tí tẹo gì về Nam y. "Khoa học" như thế, thì thật là... cạn lời! Còn xét về độ "băm" một cách khách quan, hiển nhiên, Tây y "băm" gấp trăm vạn lần, đứng đầu các nền y học toàn cầu luôn, nhưng được che đậy khéo léo, tinh vi bằng nhiều hình thức, danh mác, nên người bệnh không biết đấy thôi.

Trái lại, Nghị quyết của WHO, 1980, đánh giá rất cao Nam y và khuyến khích phát triển, ứng dụng, phổ biến. Về yhct trong Nghị quyết này, WHO nêu Việt Nam ở vị trí thứ 2, sau châu Phi, rồi mới tới yhct Trung, Nhật, Triều, Thái, Malaixia... dựa trên cơ sở báo cáo, đánh giá, chứng minh của các nhà khoa học, y học hiện đại từng sinh sống, làm việc, nghiên cứu, ứng dụng trực tiếp nền y học cổ truyền dân tộc của các nước/vùng địa lý.

Lịch sử y học Việt và thế giới ghi nhận trận đại dịch sốt rét ác tính tại miền Bắc Việt Nam, thập kỉ 60. Bấy giờ, nước ta phải cầu viện nhiều nước khác tham gia dập dịch. Trong nước thì kêu gọi, huy động tất cả các thầy thuốc cổ truyền hợp sức. Quá trình dập dịch phân chia theo nhóm bài thuốc/phương pháp chữa của từng nền y học, để dễ dàng theo dõi, đánh giá kết quả. Nhóm các thầy thuốc Nam dùng nhiều bài khác nhau. Dịch tắt, hội thảo tổng kết, đánh giá cấp Quốc tế, nhóm thầy thuốc Nam đứng nhất, do tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn 100%, không hề tử vong ca nào. Các bs, nhà nghiên cứu yhhđ tham gia dập dịch tâm phục khẩu phục. Vì tất các ca nặng nhất, các phương pháp khác bó tay, thì chuyển cho nhóm Nam y xử lí.

Những bài thuốc Nam sau đợt đại dịch, được đăng tải rất nhiều trên các tạp chí y học của các nước. Thầy thuốc Nam nhiệt tình chia sẻ, cống hiến. Nhiều nhóm bs của các nước đã đến Việt Nam nghiên cứu sâu hơn, nhất là Nhật Bản, Liên Xô (cũ).

Trong các bài thuốc Nam dập dịch, có bài được trao giải Nobel y học năm 2015 (kháng sinh tự nhiên chữa sốt rét), thuộc về tác giả nữ Trung Quốc, đây là giải Nobel y học đầu tiên về yhct của thế giới. Công trình này của các thầy thuốc Nam, được trao giải Hồ Chí Minh từ lâu. Nhưng do thiếu sự quan tâm, không được đầu tư nghiên cứu phổ rộng và bị kìm hãm, mà bị người ta lấy mất.

Chỉ riêng Tây y ở Việt Nam là làm ngược với Nghị quyết này và ngược với cả chủ trương "Đông - Tây y kết hợp" xưa nay của Nhà nước ta. Thật kì lạ! Và không biết họ có ý thức được rằng, chính nền y học của tổ tiên, dân tộc "chỉ chữa các bệnh ăn-uống-ỉa-đái" bị họ khinh khi, miệt thị đó, đã bảo vệ, sinh ra và nuôi dưỡng họ trưởng thành, để họ tiếp cận với Tây y không? Chắc chắn không! Không, mới ngấm ngầm ý thức và ngông cuồng như vậy.

P/s: Các ca này được các thầy thuốc Nam "mai danh ẩn tích" chữa trị. Theo Fb: Phú Tuệ.

No comments:

Post a Comment