Nguồn: FB Thuannghia Le.
2018/06/22.
1- TÁO ĐÓNG ĐINH
Dân vegan hoặc chay trường đậc biệt là những người không biết cách ăn chay, thường mắc phải một số bệnh khá nguy hiểm. Trong đó bệnh thiếu hồng cầu (Bần huyết) do thiếu sắt và vitamin B12 là hội chứng thường gặp nhất
Mà không riêng gì dân chay trường, dân „mặn toàn tập“, nhưng hoặc do bia rượu, thuốc lá quá nhiều, hoặc hay sử dụng thức ăn tẩm ướp hóa chất, độc tố, hoặc dùng quá nhiều thuốc hóa dược...nên lượng sắt trong thức ăn bị các kim loại nặng trong độc hóa dược làm phân huỷ hết. Mặt khác các độc tố hoá chất từ thuốc kháng sinh cũng góp phần tiêu diệt hết các vi sinh yếm khí sản xuất vitamin B12 ở đại trường...Vì vậy cũng bị dẫn đến tình trạng bần huyết, rối loạn chức năng sinh tủy....
Dân vegan, chay trường... thường xử lý trường hợp hội chứng bần huyết này bằng cách uống thêm viên sắt hoặc ferrumphosphoricum và uống hoặc tiêm chích thêm Vitamin B12. Song đây cũng là biện pháp khá thụ động và bất tiện.
Những người Vegan sành sỏi ở phương Tây thường hay ứng dụng một mẹo bổ sung sắt truyền thống, khá tiện lợi và hiệu quả. Đó là phương pháp „Táo Đóng Đinh“
Họ làm như sau:
- Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 8- 12 cái đinh sắt tuỳ loại lớn nhỏ, (loại đinh 3 đến 4 phân là vừa ). Một quả táo Tây tươi (Pom, Bom, Appele)
- Cách dùng: Rửa sạch đinh, loại bỏ các loại đinh bị rỉ rét quá nhiều. Bỏ đinh vào nồi luộc lên để tiệt trùng, rồi đâm xuyên đinh thật đều các phía của quả táo. Để vậy từ 8-12 tiếng đồng hồ ở nơi thoáng gió. Sau đó đem cắt táo ăn, nhớ là đừng cắt bỏ phần táo bị thâm đen do vết đinh để lại. (Do chất chua và các loại a xít hữu cơ trong táo tương tác lên đinh sắt và kéo các phân tử sắt vào quả táo, nên quả táo sau khi bị đóng đinh rất giàu chất sắt, và cơ thể hấp thụ khá nhanh các vi lượng sắt hòa tan này.)
- Ngày một trái táo đóng đinh, tuần làm mấy phát, hay mỗi ngày một phát đều được
- Kinh nghiệm : Nên dùng loại đinh vặn thì lượng sắt hoà tan nhiều hơn do tiết diện tiếp xúc rộng. Có thể dùng quả táo đóng đinh để nấu nước dùng trong việc chế biến đồ chay. Cũng có thể dùng phương pháp này với quả dứa (Thơm, khóm), nhưng hiệu quả không tốt bằng táo và tốn đinh. Số đinh đã dùng vẫn luộc đi dùng lại mãi được
- Người nào áp suất máu thấp hay xoay xẩm, chóng mặt, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ kinh nguyệt nên làm thường xuyên, mỗi ngày hai phát....
- Nếu không có táo, thì đóng vào quả mận tím chua cũng được. Không nên đóng vào quả chanh, vì lượng a xít quá nhiều, và chanh khó hoà tan sắt hơn táo.
(Xem hình ảnh đính kèm..)
2- KHOAI LANG TRÉT MẬT
Có rất nhiều trường hợp, sau khi bị cảm cúm hay cảm lạnh thì bị ho khan kéo dài. Thông thường cơn ho khăn, co thắt, không có đờm và trở nên khù khụ, thắt gan thắt ruột vào buổi chạng vạng tối và buổi rạng sáng. (Dân gian gọi là ho gà).
(Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh có dùng thuốc tây cũng khó thuyên giảm này là do phế hư, thận suy…)
Dân gian, đặc biệt là người dân phía Tây Nam, Trung Quốc và Tây Á có một liệu pháp truyền thống mà không có một thứ thuốc nào có thể xử lý nhanh bằng. Đó là phương pháp „Khoai Lang Quết Mật“
- Chuẩn bị: Khoảng một ký khoai lang, loại khoai lang dẻo càng tốt. Vài thìa mật ong, một cái áo lót cũ, một đôi vớ cũ
- Cách thực hiện: Thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Rửa sạch khoai lang, bỏ vào nồi, đổ thêm độ một lít nước. Luộc lên cho sôi đều, đậy nắp thật kín. Bắc nồi xuống, trùm chăn, khăn như kiểu xong lá, từ từ mở nắp, úp mặt lên nồi, hít thật sâu hơi nóng cho toát mồ hôi là được
Xông khoai luộc xong thì chiết ra nột bát nước để nguội dần
Đem số khoai lang luộc ấy, quết nhuyễn với mật ong, sao cho thành một hỗn hợp mềm dẻo để quét trết được
Dùng hỗn hợp này trét đều lên vùng ngực cổ và toàn bộ vùng lưng. Chừa lại một ít quét dày ở lòng bàn chân.
Mặc áo lót, hay áo phong cũ, loại bó chật người vào, đeo vớ vào. Động thái này để nhằm cho hỗn hợp không thấm vương vãi ra ga đệm mà thôi.
Làm xong vụ quét trết như trét bánh mì lên người và lòng bàn chân xong, thì uống hết bát nước khoai luộc và đi ngủ.
Làm độ 3-4 ngày liên tục thì nghỉ. Hiệu quả cải thiện cơn ho thắt (có khi xì cả nước tiểu) sẽ được thấy ngay lần làm đầu tiên
Người phương Tây cũng có liệu pháp cổ truyền này, nhưng họ làm bằng khoai tây nấu trộn với bơ hoặc pho mai. Theo kinh nghiệm lâm sàng của tôi, thì làm khoai lang, mật ong hiệu quả hơn.
n n
3- CƠM RANG MUỐI ỚT- Phần này khuyến mại thêm hehehehehe....
Không phải cách chế biến các loại sơn hào hải vị mới khẳng định đẳng cấp của đầu bếp. Nhất là đối với nghệ thuật ẩm thực cổ truyền
Với ẩm thực cổ truyền Việt Nam, biết cách pha các loại nước chấm, biết cách luộc các rau thật ngon, và biết chiên, rang cơm tơi giòn mới là đẳng cấp của một đầu bếp nhà nghề.
Vào các quán ăn nhà hàng, gọi món rau luộc và cơm rang trước, ăn xong mới nên đặt tiếp các loại thức ăn khác, không thôi phí tiền mà uổng mồm... hehehehehe....
Trong ba thứ khẳng định đẳng cấp nói trên, thì nước chấm miền Trung, đặc biệt là Huế pha ngon nhất. Luộc rau thì người Miền Tây luộc ngon nhất. Còn cơm rang thì chưa thấy nơi nào rang được ngon như người Tàu. Đặc biệt người Hà Nội, rang và chiên cơm, cực dở, nếu không nói là không có một nhà hàng nào ở Hà Nội và các vùng phụ cận biết cách rang cơm. Nếu nói về cơm rang, thì cơm rang muối ớt của Nha Trang, Cam Ranh khả dĩ có thể gọi là đẳng cấp được..hề hề....
Tôi đã đi hết cả Ba Miền, đến đâu vào nhà hàng cũng gọi món cơm rang muối ớt. Nhiều nhà hàng chay, và nhà hàng đặc sản không có món này. Còn có thì cũng loại khá khó nuốt.
Các nhà hàng chay ở Sài Gòn không có nhà hàng nào có món này thuộc loại đẳng cấp cả. Loạt nhà hàng của Chay Việt thì không có món này. Loạt Loving Hut thì món này cực tệ. Cơm rang nhà Budha của Phi Nhung thì liệt vào loại tạm biết rang. Ở Sài Gòn có hai quán món này rang được là nhà hàng Đông Hồ ở đường Cao Thắng kéo dài và loạt nhà hàng Cục Gạch. Nhưng ông đầu bếp biết rang cơm của nhà hàng Đông Hồ thì đã giải nghệ. Cơm rang của Cục Gạch thì rang bằng mỡ động vật. Vì vậy ở Sài Gòn muốn ăn món này thì đến Phi Nhung còn đỡ tốn công nhai mà thôi... hehehehehe
Riêng ở Hà Nội, thì quên món cơm rang muối ớt đi. Họ không có món này, nếu có thì chỉ là loại cháo đặc trọn muối mà thôi.....khẹc..khẹc....
Lão phu ta không phải là đầu bếp đẳng cấp, nhưng cũng có vài chiêu rang cơm, thuộc vào hàng bá chấy, nay xin hiến tặng chút mẹo vặt với tín đồ „của cơm rang muối ớt“ nhé.
Rang cơm mà chọn gạo có cơm khô là quá thường. Biết rang là loại cơm nào cũng rang thành tơi giòn, khúm nụm được mới tài,,,,he..he..he...
Này thì cơm rang muối ớt tại gia đây:
Cơm nấu để rang nên đổ ít nước, và không nên nấu chín quá, nấu sao cho cơm chín sượng là tốt nhất.
Cơm nấu xong, nên đổ ra rổ, ngảo, xóc sơ qua nước lạnh cho hết nhựa nhớt. Để thật ráo, đổ một ít dầu ăn vào trộn đều. Sau khi cơm đã thật nguội thì đập trứng sống vào, trộn cho trứng lăn đều hạt cơm.
Bắc chảo lên bếp thật nóng, đổ vào ít nước tráng chảo, khi nước khô thì dùng khăn giấy lâu thật sạch chảo. Khi chảo thật nóng mới đổ dầu vào và phi hành tỏi lên. (Nếu không ăn được tỏi, hành thì vắm vụn một ít củ sả)
Đổ cơm vào chảo, lúc lửa đang nóng mạnh. Trộn đều cơm trên chảo, rồi từ từ hạ lửa. Nén chặt cơm xuống cho cơm dàn đều dưới đáy chảo và rám cháy ở đó. Dăm bảy phút thì đảo cơm và nén cơm xuống. Khi cơm khô đều, tơi rã mới nên muối ớt và gia vị.
Muốn có cơm có màu đẹp và hợp khẩu vị thì tuỳ nêm thêm bột ớt, bột hạt điều hay bột nghệ.
Cơm đã trắn qua dầu, và lăn đều trứng, khi chiên, cơm sẽ chín khô, không cháy, không khét, và rất dễ giòn rụm.
Làm thử đi, không phải chỉ sơn hào hải vị mới ngon đâu. Cơm rang mà biết cách cũng ăn ghiền đới...
(Mẹo Vặt này dùng cho „người nhà“, vì vậy đã là „người nhà“ thì cứ tin vào lão phu 100 % nhé
22.06.18
Thuận Nghĩa
______________________________
No comments:
Post a Comment