Wednesday, March 14, 2018

Các vần đề về màu thực phẩm E102

2018/03/14.

TRẢ LỜI CÁC BÀ MẸ TRẺ.
Hỏi: Cháu thấy trên bao gói có "ghi màu nhân tạo 102" có phải là E102 không để cháu còn tránh. Cảm ơn cô nhiều.

Trả lời: Tartrazine hay E102, màu vàng 102, CI 19140, FD & C Yellow 5, Acid Yellow, trisodium 1- (4-sulfonatophenyl) -4 (4-sulfonatophenylazo) -5-pyrazolone-3-carboxylate – đều là tên gọi chất nhuộm tạo màu vàng sản xuất từ hắc ín phụ phẩm của dầu mỏ. Chất này đã bị cấm ở rất nhiều quốc gia… và hiện nay đang vận động để cấm hẳn vì đã được chứng minh gây ra hội chứng tăng động ADHD ở trẻ em, nổi mề đay, phát ban, u tuyến giáp, hen và một số vấn đề khác.

👉 Bạn tham khảo các thống kê nghiên cứu ở đây để biết E102 ghê sợ như thế nào http://www.greenmedinfo.com/toxic-ingredient/tartrazine-yellow-food-dye
👉 E102 - chất nguy hại mang tên “màu thực phẩm”

Rất tệ là, để phục vụ nhóm lợi ích hóa chất Việt Nam không cấm E102, vin vào việc EU chưa cấm nhưng lờ đi Luật Phụ gia thực phẩm của EU [số 1333/2008 ban hành 16/12/2008, có hiệu lực từ 7/2010] đã quy định cụ thể: Thực phẩm chứa Tartrazine [E102] phải ghi nhãn minh bạch "Có thể hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ em”. Ở Mỹ chậm hơn, tới năm 2013 mới có quy định ghi nhãn cảnh báo E102 có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Chúng ta cần hiểu, hóa chất độc được “làm dịu” bằng khái niệm phụ gia, họ cấp phép để làm lợi cho giới công nghiệp chứ cơ thể bạn không cấp phép cho phụ gia bất kỳ. Beta Carotene có thể tạo màu thay Tartrazine nhưng nó đắt hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của giới công nghiệp. Thực phẩm hữu cơ thì tạo màu vàng bằng beta carotene hoặc curcumin từ nghệ.

Theo tiêu chuẩn Codex Việt Nam, ngưỡng ăn vào cho phép hằng ngày là từ 0 đến 7,5 mg trên mỗi kg thể trọng, có nghĩa là mức tiêu thụ hằng ngày tốt nhất nên là 0. Thế nhưng hiện nay, các sản phẩm chứa E102 rất phổ biến và chỉ ghi chung chung, không ghi rõ hàm lượng trong sản phẩm là bao nhiêu, bạn ăn 1 gói mỳ ăn liền sẽ nạp số lượng E102 khác với ăn 2 gói và dùng thường xuyên sẽ khác với thỉnh thoảng dùng, trẻ em sẽ có phản ứng khác với người người lớn.
______________________________


No comments:

Post a Comment