Nguồn: FB Liên Hương.
2018/02/02.
Trả lời bạn hỏi lúc chiều: Đây là bản đồ về tình trạng ô nhiễm asen ở Việt Nam(*). Màu đỏ là mức ô nhiễm cao. Màu vàng là ô nhiễm vừa. Màu trắng là khu vực chưa được khảo sát nên chưa có thông tin cụ thể.
Ngoài vấn đề do địa chất tự nhiên [không phải vùng nào trên thế giới cũng như vậy] thì ô nhiễm asen trong lúa gạo [đặc biệt vỏ lứt tập trung cao độ 70-80% nồng độ asen ô nhiễm], thì nguồn asen còn tới từ nước tưới bị ô nhiễm; hóa chất nông nghiệp ô nhiễm nặng asen; cả trăm loại thuốc thú y đều chứa asen và các chất độc vô cơ khác; asen trong thức ăn chăn nuôi. Một phần ô nhiễm này tồn trong thịt, một phần thải ra phân, ủ phân chuồng bón ruộng thì cây trồng bị ô nhiễm.
Tôi đã giới thiệu nhiều lần, các nghiên cứu của Consumer Reports - Tổ chức uy tín nhất hiện nay về tiêu dùng, thành lập từ 1930, để công chúng Việt hiểu về tình trạng ô nhiễm asen trong thực phẩm ở quy mô toàn cầu. Tôi cũng đã giới thiệu 4 bài khác về nguồn asen gây ra ô nhiễm, trong đó có bài riêng về thuốc thú y đem ủ phân bón và bài về các nước đã khuyến cáo không cho trẻ em ăn lứt, hạn chế ăn gạo lúa nước, tăng ăn mễ cốc ruộng cạn… Các bạn tìm trong album KINH NGHIỆM ẨM THỰC.
Nhóm buôn bán mượn danh thực dưỡng bán lứt rất đắt, lời lớn nên cố tình "nhồi" lứt cho cộng đồng và xuyên tạc các thông tin về ô nhiễm asen đã được nghiên cứu.
Gia đình tôi có truyền thống dùng lứt từ những năm 60 thế kỷ trước, chúng tôi ăn lứt từ 10-35% tỷ trọng lương thực tùy theo mùa, theo lứa tuổi. Sau đó, vì ruộng trồng lứt gặp cảnh ruộng hàng xóm phun bón hóa học nên đành dừng ăn lứt và chuyển sang mua lứt có chứng nhận hữu cơ pháp nhân ở nước ngoài.
Khéo nói chẳng bằng khéo nghe, hãy đọc và suy xét để chọn thức ăn.
(*) Bản đồ các vùng nhiễm Asen-UNICEF trên trang của Moitruongnetvn
______________________________
No comments:
Post a Comment