Tuesday, January 16, 2018

Triết lý thờ cúng của tổ tiên người Việt.

2018/01/17.

Qua sự tích Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày thì biết Tết cổ truyền của người Việt có từ thời Hồng Bàng, trước cả thời Hùng Vương. Việc cúng bánh chưng bánh dày liên quan tới nhận thức về nguyên lý âm dương trong vũ trụ.

Kinh Lễ, Khổng Tử viết: 
“Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man [người tộc Bách Việt]. Họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó…”

Sách “Giao Chỉ chí” viết: 
“Bọn người Giao quận thường tập trung từng phường hội, nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia...”

Bây giờ, do không hiểu Tết cổ truyền là liên quan đến tiết khí làm nông mà một vài người đòi bỏ với lý do là tết đó của người Trung hoa.

Nhắc:
VVV: Tổ nghề nông nghiệp Thần nông người Việt. Việt nam là nước duy nhất có tổ nghề nông nghiệp
thần nông là ông tổ của Bách Việt.

NNP: Sao không thấy nông dân mình thờ Tổ Thần Nông nhỉ?
LH: Thần Nông còn được tôn là tổ nghề y dược, dân có thờ, có tế lễ đàng hoàng, nhà Nguyễn tế Thần Nông mỗi năm hai lần vào tháng Hai và tháng Tám.
NNP: chị! Cái ảnh Tổ Thần Nông hồi xưa về nông thôn Miền thấy có mà giờ không biết còn nhà nào thờ không . Trong Nam không có đâu chị.
LH: Trước đó cúng Thần Nông ở đàn Xã Tắc [Thăng Long, vị trí bây giờ tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội] Sau bọn quỷ lấy cớ làm cầu vượt để phá đàn Xã Tắc.
LH: Dù có nhiều ý kiến trái chiều về dự án xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, nhưng ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vẫn chấp thuận phương án xây cầu vượt nút giao Ô Chợ Dừa trên không gian Đàn Xã Tắc https://baomoi.com/xay-cau-vuot-dan-xa-tac-ha-noi-khong-duoc-pham-luat/c/10899078.epi
NNP: phải dời sang chỗ khác chứ chẳng lẽ phá bỏ luôn, tụi nó không ăn cơm , rau à!
VVV: Thua với cái chính quyền nữa người nữa vượn. Chúng phá bằng sạch dấu tích của tổ tông...
NNP: Là di tích lịch sử cần phải bảo tồn. Cầu vượt xây chỗ khác cũng được. Theo như bài báo : ý kiến chính phủ là không được vi phạm luật, vậy mà...phép vua cũng thua lệ làng.

LL: Theo cháu đọc trước giờ thì Sự tích bánh chưng bánh dày có từ thời Hùng Vương thứ 6 cô ah.
LH: Tới thời Hùng Vương là đã thành tích, còn quá trình hình thành đúc kết kinh nghiệm làm bánh thì trước đó từ thời ông của Hùng Vương.

CN: “Ta không biết Tết là gì. Nghe đâu là tên của một lễ hội lớn của bọn người Man [người tộc Bách Việt]. Họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó…”
LH: Ngày trước lễ Hạ Điền còn linh đình ăn chơi múa hát 3 ngày 3 đêm.

HĐ: Việt Nam thật tự hào với 4000 năm lịch sử. Cháu đc biết Việt Nam! Là 1 trong 2 tộc Bách Việt và 1 tộc nữa ly khai khỏi lãnh thổ Trung Quốc cổ vì ko chịu làm nô lệ. Việt Nam! Có những cái nguồn cội rất hay và riêng biệt ko lẫn với Trung Quốc mà nhiều ng ko biết. Chẳng qua có nét tương đồng là vì cùng gốc gác và cạnh nhau cô nhỉ. Hôm trước cháu có đọc cái bài gì mà đại sứ Nhật phát biểu với bên Trung Quốc , kiểu nước Việt tuy nhỏ/yếu nhưng ko hèn nhát ngư Trung Quốc ( kiểu nhắc đến điển tích tộc Bách Việt ly khai ) ạ.
LH: Văn hóa Đa Bút cách đây từ 5-6.000 năm đã có đồ gốm.
HĐ: lịch sử việt càng tìm hiểu càng thấy hay cô ạ. Tiếc là chưa có kênh truyền tải. Phim ảnh cũng ko toát lên đc. Bảo sao ng việt thuộc lòng lòng sử trung quốc hơn sử ta. Lịch sử gắn liền với văn hoá và phong tục tập quán. Bây giờ giới trẻ ko am hiểu lịch sử nên cứ thích Tây hoá ạ
LH: Đúng vậy, tết lúa nước thì họ cho là tết Tàu. Đàn Xã Tắc thờ Thần Nông của dân tộc thì cán bộ đảng Cộng làm cầu vượt đi qua.

VVV: Người việt có hệ thống chữ tượng thanh rất dể dùng chứ không phải rối rắm như chữ tượng hình rối rắm như của người phương bắc. Sau này phương bắc tràn xuống đốt sạch sách vở tổ tiên. Chữ viết của người viêt cổ còn lưu ở trống đồng đông sơn.

LH: Bánh dày tròn tượng TRỜI [yếu tố +], bánh chưng vuông tượng ĐẤT [yếu tố -] thật là văn minh.
HĐ: Cháu phải công nhận là nhiều cái ngày xửa ngày xưa của cụ kị tổ tiên rất chuẩn kiểu gì ấy ạ. Trừ những tục lạc hậu ko nói. Tổ tiên m quá giỏi. Tiếc là thế hệ sau ko phát triển đc điểm mạnh
LH: Mượn lý âm dương dâng lễ cúng cha mẹ quả là vi diệu. Tiếc rằng ngày nay u tối, đa phần bỏ mất bánh dày - yếu tố dương, chỉ còn cúng bánh chưng âm.
______________________________


No comments:

Post a Comment