Nguồn: FB Nguyễn Văn Ngọc.
2018/01/23.
Nông nghiệp công nghệ cao , IoT,.... có lẽ chưa bao giờ hai từ khóa này lại được quan tâm nhiều đến như thế. Cũng phải thôi, nông nghiệp là sở trường của nước ta theo đúng nghĩa đen. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông cũng đang là sở trường của các kỹ sư Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Như vậy, nếu kết hợp được việc ứng dụng IoT vào trong nông nghiệp thì đây đúng là một hướng phát triển bền vững và mạnh mẽ của nước ta. Cuốn theo chiều gió, hôm nay #BKAII xin phép luận bàn một chút dựa trên một chút ít kinh nghiệm của bản thân người viết.
☑️Nông nghiệp - một khái niệm rộng lớn trải dài nhiều ngành nghề nhỏ: chăn nuôi, trồng trọt,.... Trong chăn nuôi lại có nuôi lợn, bò, gà, vịt, nuôi tôm, nuôi cá,... Trong trồng trọt thì là trồng hoa, quả, lúa, rau.....Có thể nói Nông nghiệp là "sở trường" theo đúng nghĩa đen của nước ta với các vị thế xuất khẩu lúa, gạo, hồ tiêu,.... thuộc top đầu thế giới. Vậy, nông nghiệp công nghệ cao nên được hiểu như thế nào? Theo Wikipedia tiếng Việt: "Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững". Như vậy, nói nôm na là: sản phẩm nông nghiệp cần chuyển đổi dần theo hướng: Năng suất -> Sạch -> Chất Lượng. Bấy lâu nay, người nông dân mới chỉ chú tâm nâng cao năng suất và thậm chí tìm mọi cách để nâng cao năng suất mà chưa quan tâm tới "sạch và chất lượng", tiêu biểu như: Phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích trong việc trồng rau - lúa, cho ăn cám tăng trọng trong việc nuôi lợn,.....
☑️Như vậy, không cần nói xa xôi, trước mắt chúng ta cần định hướng toàn diện từ "năng suất" sang "sạch". Xu hướng này đã xuất hiện từ cách đây vài năm. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy xu hướng: tự cung - tự cấp, tức là các bà, mẹ, chị không còn tin tưởng với thực phẩm mua ngoài nên tự trồng rau, tự nuôi con gà, con lợn ...sạch để ăn. Đây là cách "phòng thủ" để bảo vệ phần nào sức khỏe gia đình của các bà mẹ nội trợ trước ma hồn trận thực phẩm không đảm bảo chất lương. Cũng đâu đó, đã xuất hiện các vườn rau hữu cơ - tức là không dùng thuốc bảo vệ thực vật, trồng hoàn toàn tự nhiên, dùng "thuốc trừ sâu sinh học" từ tỏi-rượu,.. rồi các trang trại nuôi lợn bằng thảo dược...rồi các mô hình nhà kính, trồng thủy canh. Sắp đến những ngày tết, giờ "mốt" không phải quà biếu tết là những chai rượu đắt tiền nữa, mà thay vào đó là "những con lợn quê nuôi tự nhiên hoàn toàn", " những con gà chạy bộ thả rông trên núi",...
☑️Xong, coi như sản phẩm đã năng suất và sạch, giờ chúng ta bàn đến "Chất lượng", trong chúng ta khi ăn một miếng thịt lơn nuôi bằng thảo dược, sẽ thấy thịt thơm và có hương vị đặc trưng. Ừ, ăn vào và cảm nhận, thấy đúng thật. Nhưng đó mới chỉ là "cảm nhận" và nó mới chỉ là định tính, vậy người dùng có thể định lượng được không? Tức là có thể cân - đong - đo - đếm xem nó có đáp ứng tiêu chuẩn không, ăn vào có tốt không, có thừa hay thiếu các chất cần thiết không,.... Tất nhiên, việc này thì sẽ do doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quản lý, bởi doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, đầu ra là các sản phẩm sẽ được kiểm định bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Khi được giám sát chặt chẽ và cấp phép ra thị trường tiêu thụ: chúc mừng các bạn, đã được sử dụng những sản phẩm: sạch và chất lượng theo đúng nghĩa đen :)
Thông tin đầy đủ của bài viết, xin vui lòng xem tại link sau:
No comments:
Post a Comment